Xuyên Về Thời Lê Hỗn Quân Phiệt

Chương 43: Bí mật hoàng gia

"Nô tài tham kiến Hoàng Tử."

Lê Thuần gật đầu:

"Phụ hoàng đâu?"

Khương Chúng đáp:

"Thưa Hoàng tử, bệ hạ đang phê duyệt tấu chương, để nô tài vào bẩm báo."

Lê Thuần gật đầu, không lâu được lệnh bước vào. Hiến Tông buông xuống tấu chương, trầm giọng:

"Ngươi ra ngoài canh gác."

Khương Chúng cung kính, cửa dần khép kín, Hiến Tông nói:

"Mấy ngày nay con cùng tiểu Dung đi tham quan thấy thế nào? Có phải cho rằng phụ hoàng cai trị thật vô năng."

Lê Thuần sắc mặt tái mét, quỳ gối:

"Thưa Phụ Hoàng, con không dám."

Hiến Tông bật cười:

"Haha. Không thú vị, đứng lên đi."

Đợi Lê Thuần an vị, Hiến Tông thở dài:

"Mỗi một vùng trên đất nước đều do một cộng đồng người sống và gắn bó với nhau nhiều đời thông qua huyết thống, đôi khi chính lệnh từ thế gia còn được thực hiện triệt để hơn triều đình hay 'phép vua thua lệ làng'. Chính vì vậy, muốn Đại Việt phát triển thì hoàng tộc phải phối hợp với thế gia, cộng đồng cai trị, thông qua mối liên hệ đan xen giữa lợi ích cùng hôn nhân chính trị.

Thời Thánh Tông với chiến công bình Lang - Xang, dẹp Chiêm...lợi dụng dân tâm đang hướng về, đã thực hiện cải cách một cách triệt để: bỏ Tam Công Chế, thêm các bộ ngành mang chức năng giám sát lẫn nhau.... thu quyền lợi lớn nhất về hoàng gia.

Điều này sớm khiến các thế gia bất mãn, hợp lực khắp nơi gây khó dễ, phụ hoàng không sánh được Thánh Tông nên muốn lấy ổn làm chính, một bên mắt nhắm mắt mở để chúng làm càn, một bên tích cực tiêu hoá lợi ích đã tranh thủ.

Ngồi trên vị trí gia chủ phải suy nghĩ vì toàn gia để làm việc, nhiều lúc không phải muốn là làm được."

Lê Thuần trong hành trình vừa trải qua cũng hiểu đạo lý trên, gật đầu:

"Vâng. con hiểu nhưng vẫn có chút không cam a."

Hiến Tông vốn muốn chậm mài rũa, nhưng hôm qua Thái y viện nói thời gian của mình không còn nhiều nữa, nhân lúc này tâm sự một lượt, cười:

"Con biết tại sao phụ hoàng chiến thắng các hoàng thúc của con để thượng vị không?"

Lê Thuần đáp:

"Thưa phụ hoàng, lập trưởng xong lập thứ đó là chân lý nhiều đời."

Hiến Tông lắc đầu:

"Từ thời Thái Tổ, triều đình ta đã không quan trọng, nhất là Thánh Tông mang hùng tài càng không câu nệ tiểu tiết, ưu tiên hàng đầu vẫn là chọn người đủ đức đủ tài kế vị."

Trầm ngâm, tiếp:

"Ban đầu Thánh Tông định lựa chọn Kiến Vương Lê Tân, bởi Kiến Vương tài học nổi tiếng cả nước, nhiều quan viên ưa thích, nhất là tập thơ Lạc Uyển dư nhàn càng cho thấy sự 'hiểu đúng nguồn gốc sâu xa của mẫu mực đế vương.'

Phụ Hoàng được chọn nhờ Thánh Tông 'đi một nước tính trước ba nước', sớm khâm điểm Tiểu Dung làm người kế vị thứ ba."

Lời vừa ra, Lê Thuần cũng choáng váng, bởi thứ này là mật văn chắc chắn nhiều người không biết, chưa kể Tứ đệ kia từ nhỏ đã sớm không quá ưa lấy lòng người nhà. Nhìn bộ dáng con trai, Hiến Tông tiếp:

"Hôm đó là vào 1 ngày mùa hè năm Hồng Đức thứ 22 (1492), cung điện bị cháy, hầu hết mọi người bị hoảng sợ, phụ hoàng cùng các hoàng thúc đi gọi cấm quân, các con được Thái giám bảo vệ, chỉ có Tiểu Dung tìm chỗ cao trèo lên, nhìn đám lửa và chỉ huy người dập, Thánh Tông hiếu kỳ hỏi, nó đáp:

'Đứng ở trên cao có thể dễ dàng quan sát toàn cục, tìm ra đối sách rồi hành động. Còn hơn là chạy một cách vô phương hướng."

Câu trả lời của đứa nhóc 5 tuổi khiến Thánh Tông khá ưng, kết hợp mấy năm sau đó âm thầm trong bóng tối điều tra, khiến Thánh Tông hài lòng, nên Phụ hoàng lên ngôi có một phần trợ giúp của nó."

Lê Thuần gương mặt đầy vui sướng, nói:

"Nếu Thánh Tông đã khâm định, phụ hoàng mau ban chiếu chỉ phong ngôi Thái Tử cho Tứ đệ."

Hiến Tông nhíu mày:

"Con không buồn?"

Lê Thuần lắc đầu:

"Chuyến đi vừa rồi con cảm thấy bản thân còn thiếu sót rất nhiều, không xứng đáng hoàng vị."

Hiến Tông thở dài:

"Phụ hoàng sinh ra nên rõ, hoàng vị chỉ là gánh nặng, chí của nó không phải là Đại Việt nhỏ nhoi mà vùng rộng lớn Trung Nguyên kia. Tiểu Dung muốn tiếp nối tham vọng của các bậc đế vương đi trước, nên phụ hoàng sẽ phong con làm Thái Tử, hy vọng con làm cho tốt hậu phương cho nó."

Nhìn thấy Lê Thuần không hiểu, Hiến Tông trầm giọng:

"Lưỡng Quảng là đất của người Việt thời xa xưa, từ thời Hai Bà Trưng dân tộc ta đã ý thức được điều này....Sau này nơi đó trở thành mục tiêu cho tham vọng của bất kỳ người Việt nào muốn lưu danh thiên cổ.

Thời Lý, Lý Thái Tông sau khi thu phục Nùng Chí Cao đã âm thầm trợ giúp, để Nùng Chí Cao quấy rối biên giới lập ra Đại Nam; sau đó lấy cớ 'hỗ trợ xua đuổi' để kéo quân sang, âm thầm gặm nhấm, tiếc là Địch Thanh xuất hiện phá hỏng mọi thứ. Đến đời Lý Nhân Tông, Lý Thường Kiệt nhân nội bộ nhà Tống mâu thuẫn do Vương An Thạch, đem quân đánh sang Khâm Châu, Ung Châu.....tiếc là khi đó vua còn quá nhỏ, thái hậu Ỷ Lan nghi kỵ nên đành phải bỏ dở quay về.

Thời Trần, sau khi ba lần đánh đuổi giặc Mông - Nguyên, Hưng Đạo Vương nhận ra xu thế suy tàn nhà Nguyên sớm đến, người Hán nhanh chóng vùng lên, đã bàn bạc với nhà vua, hạ một bàn cờ trăm năm, để Trần Ích Tắc 'giả dạng' đầu hàng, mang gia quyến lưu lạc ở Trung Nguyên, xây dựng một thế lực của riêng mình, đợi thời đại phong vân nổi sẽ chia một miếng canh. Một nửa kế hoạch thành khi hậu duệ Trần Ích Tắc là Trần Hữu Lượng xuất hiện sánh vai cùng Chu Nguyên Chương, tiếc là khi đó nhà Trần trong giai đoạn xuống dốc, Trần Dụ Tông có tài nhưng không biết trọng hiền, nếu khi đó nghe Chu Văn An khuyên nhủ ngoài từ chối trong bóng tối âm thầm giúp đỡ, thì dù không dành lại được Lưỡng Quảng cũng khiến Trung Nguyên suy yếu thêm một phần.

Chu Nguyên Chương sau này khám phá được kế hoạch đó, nổi lên kính ý, dặn con cháu không được xuôi nam động binh đao, tiếc là Minh Thành Tổ Chu Đệ là kẻ hùng tài, từng bị Trần Hữu Lượng hố suýt chết một lần nên quyết tâm trả thù, dùng kế gậy ông đập lưng ông, cử Hồ Quý Ly sang, kéo sập nhà Trần, sau đó cử người cai trị đời đời. Nhưng Hồ Quý Ly cánh cứng, muốn học Triệu Đà năm xưa, hùng cứ một phương, thế là phải đem quân Chinh phạt.

Thời Thái Tổ sau khi đuổi cổ quân Minh, sau vài năm củng cố đất nước, cũng muốn tính mưu đồ, nhưng công thần kiêu căng, đành phải từ bỏ. Mấy đời tiếp theo thì rơi vào đấu đá nội bộ, tới tận khi Thánh Tông lên ngôi, bình ổn bốn phía mới tiếp tục kế sách. Khác với những triều đại trước, nuôi Chiêm như một con chó canh cửa, Thánh Tông sợ tình huống 'nuôi chó để chó cắn' như thời Trần lên đã quyết định đồ sát thành Đồ Bàn, xong mới tính sang Trung Nguyên.

Lê Dung, nó có lẽ là nhân tuyển Thánh Tông dành cho bước thứ hai."

Lê Thuần đáp:

"Thưa phụ hoàng, nhưng công việc đó quá nguy hiểm, Tứ đệ còn quá nhỏ."

Hiến Tông đặt lên một báo cáo, cười:

"Con đừng trông vẻ bề ngoài mà khinh thường. Phụ hoàng xem kỹ, tài năng của nó không thua kém bất kể một lão thần nào trong triều. Đưa Quảng Nam lạc hậu thành phát triển; đem quân dẹp phỉ...Tiếc là từ nhỏ, nó vẫn có khúc mắc với phụ hoàng a."

Mấy chuyện đó Lê Thuần đều rõ, nhẹ giọng:

"Phụ hoàng, sau này hoàng đệ sẽ hiểu tâm ý của người."

Hiến Tông mỉm cười, một lúc sau Lê Thuần mới ngượng ngùng, nói:

"Thưa phụ hoàng, quên mất, hôm nay con vào chủ yếu để xin quân đi đánh dẹp phỉ xung quanh Đông Kinh."

Hiến Tông nhíu mày:

"Lại là chủ ý của nó đúng không. Đám phỉ đó liên quan nhiều vấn đề."

Xong thở dài, tiếp:

"Thôi đi....trẫm cũng không còn quá nhiều thời gian. Dùng cái thân già này để chống đỡ. Hy vọng con bố cục tốt.

Con là người ta khâm định, nhưng trước khi chiếu ban, con phải làm thật tốt, thể hiện bản thân xứng đáng. Có gì cần liên hệ với Bùi Tướng Quân..Đừng xem thường Lão đại cùng lão nhị. Cả hai cũng không phải kẻ dễ trêu chọc."

Lê Thuần gật đầu.

*

Mà khi người đi, Hiến Tông nhìn lên nóc nhà, cười:

"Lão Quỷ, từ sau ngươi đi theo bảo vệ tốt Lê Thuần, đồng thời mang ấn tín của Trẫm tới Tiêu Sơn Phái cùng Đông A Phái hy vọng họ thực hiện lời hứa năm xưa, 10 năm bảo vệ Lê Dung."

Xong nhìn ngoài cửa ánh trăng đã lên cao, bật cười:

"Một lần giết chết 4 đại tông sư, trẫm muốn xem hắn có thể làm được gì. Mặt khác, bảo đám cướp biển Lý Nhị Cẩu rời Nhai Châu, tìm cách đầu nhập xuống Quảng Nam."

Mà đợi bóng đen rời đi, Hiến Tông cũng đổi gương mặt, gọi Khương Chúng:

"Haha, ngươi tìm cho trẫm người mới chưa."

Khương Chúng nói:

"Thưa bệ hạ, nàng Bạch Yến vẫn rất tốt."

Sau đó cả hai đi tới đó, Hiến Tông qua đêm. Mà việc này truyền tới các cung, một tiếng đập phá truyền ra khắp nơi...