Xuyên Về Thời Lê Hỗn Quân Phiệt

Chương 36: Triều hội

Đầu giờ Thìn ( khoảng 7h sáng), Khương Trùng giọng âm nhu lảnh lảnh vang:

"Bệ hạ giá lâm.."

Bách quan vội đứng vào vị trí, quỳ gối hô:

"Bệ hạ vạn tuế, vạn vạn tuế."

Lê Hiến Tông ngồi xuống ngai vàng, ánh mắt nhìn quét một lượt, gật đầu

"Chúng ái khanh bình thân."

"Tạ ơn bệ hạ."

Văn võ bá quan cúi đầu hành lễ, xong chậm rãi đứng lên. Lê Hiến Tông tiếp:

"Chúng ái khanh có tấu chương trình lên."

Thái Bảo Bình Lương Hầu Lê Chí bước ra:

"Thưa bệ hạ, thần muốn cáo trạng Lại bộ Tả thị lang Trịnh Duy Minh nhận hối lộ, kéo bè kết cánh, tham ô ruộng đất lên đến vạn lượng."

Lời vừa ra, các quan viên nhìn lẫn nhau, Lê Hiến Tông híp mắt, lạnh giọng:

"Có việc này."

Trịnh Duy Minh sắc mặt trắng xanh, gào khóc đi ra:

"Thưa bệ hạ, thần oan uổng, mong người minh xét."

Lê Chí đạm nhiên, nói:

"Trịnh đại nhân kêu oan, vậy thì xin phép được hỏi Chánh Tam Phẩm mỗi năm 60 quan, dù đại nhân không ăn không uống hai mươi năm cũng 1200 quan, nhưng ta nghe nói đại nhân gia sản vạn quan, quý tử thường xuyên dạo ăn chơi Thanh lâu. Không biết tiền này là từ đâu mà có?"

Nguyễn Hữu Vĩnh bước ra:

"Thưa bệ hạ, Lê Chí đại nhân nói đúng nhưng chưa tường. Trịnh Duy Minh nổi tiếng hay chữ, vẽ một bước tranh vô số người hâm mộ, thương nhân mua giá cao là hiển nhiên."

Trịnh Duy Minh thấy được cứu cánh, tiếp:

"Đúng vậy thưa bệ hạ, nhưng chuyện này thần cũng có phần sai lầm khi tuổi già có con nên nuông chiều quản không nghiêm, sau thần sẽ dậy dỗ nghiêm minh.”

Những tưởng việc này xong, Phó Đô Ngự Sử Nguyễn Công Bật bước ra:

“Thưa bệ hạ, mấy hôm trước thần có nhận được cáo trạng về Trịnh đại nhân, trong đó đã xác thực được một vài chuyện. Kính bệ hạ xem xét.”

Thái giám Khương Chùng nhanh chóng lấy đưa lên, Lê Hiến Tông sắc mặt sầm xuống, niệm:

“Năm Cảnh Thống thứ 4, khi đảm nhiệm Lễ bộ Tả thị lang, lợi dụng chức quyền, tiến hành mua quan bán chức, thu lợi 5000 quan.”

"Năm Cảnh Thống thứ 5, khi đảm nhiệm Công bộ Tả thị lang, ăn chặn tiền cứu tế, thu lợi 1 vạn quan."

“Năm Cảnh Thống thứ 7, khi đảm nhiệm Phó Đô Ngự Sử phối hợp Hình Bộ Tả Thị Lang Nguyễn Duy Trinh, tận lực mưu hại Đông Các Đại Học Sĩ Ngô Hoán tội tiết lộ chuyện triều đình…”

…..

Nghe xong, tất cả các quan viên đều nhìn lại phía Trịnh Duy Minh ánh mắt khiếp sợ, nhất là đám người Nguyễn Hữu Vĩnh giao hảo thân thuộc cúi ngầm đầu, lòng kêu khổ không thôi, Lê Hiến Tông lạnh giọng:

“Trịnh Duy Minh ngươi còn gì để nói không?”

Trịnh Duy Minh quỳ sụp xuống, dập đầu:

“Thưa bệ hạ, thần bị oan, mong bệ hạ minh xét.”

Lê Hiến Tông vỗ mạnh long ỷ, quát:

“Người đâu lôi Trịnh Duy Minh xuống, giải vào Thiên Lao. Trẫm giao cho Đại Lý Tự, Hình Bộ và Ngự Sử Đài, Tam Ty hội thẩm, sau ba ngày phải có kết quả đưa lên.”

Tự Khanh Nguyễn Quan Hiền, Hình Bộ Thượng Thư Quách Đình Bảo và Đô Ngự Sử Nguyễn Cư Đạo, bước ra đáp:

“Thần tuân chỉ”x3

Xong Lê Hiến Tông tiếp:

“ Việc tham ô từ bao năm giờ mới lộ ra, trong khoảng thời gian đó biết bao người bị hàm oan, các ngươi làm việc thế này, trẫm rất thất vọng."

Bá quan văn võ quỳ rạp gối:

"Chúng thần biết tội."

Lê Hiến Tông hừ lạnh:

"Suốt ngày biết tội, chẳng lẽ trẫm phải chém hết các ngươi?"

Mọi người cúi đầu. Thái Sư Đào Cử hô:

"Thưa bệ hạ, thần kiến nghị tách Đình Ty ra khỏi Cấm Vệ quân giống thời Thái Tổ. Như vậy những việc kiện tụng còn nghi ngờ mà tình tiết nặng, bệ hạ có thể sớm biết và điều hướng."

Lê Hiến Tông gật đầu:

"Thái sư nói rất đúng ý trẫm, vậy lấy Dương Nguyên Trực làm Chỉ huy, Đàm Văn Lễ làm Chỉ huy Thiêm Sự, Đặng Tán làm Chỉ Huy Đồng Tri."

Ba người vội quỳ gối:

"Thần tuân lệnh."x3

Sau đòn ban đầu, những chuyện đệ trình lên hầu hết là những chuyện lông gà vỏ tỏi, nhanh chóng thông qua không gặp quá nhiều phản đối. Khi giờ thìn sắp qua, Thái giám Khương Chùng hô lớn:

"Có việc thì tấu, không việc bãi triều!"

Lễ bộ Thượng Thư Vũ Hữu bước ra:

"Thưa bệ hạ, Ngôi Thái Tử khuyết đã lâu, thần mong bệ hạ sớm lập để an lòng quần thần và dân chúng."

Sau đó lần lượt Đô Đốc Trung Quân Bình Sơn Hầu Lê Quảng Độ cùng Thái Sư Đào Cừ, Thiếu phó kiêm Đô Ngự Sử Quách Hữu Nghiêm bước ra:

"Thần tán thành! Kính mong bệ hạ mau chóng lập tân Thái Tử."

Mà những người này đại diện cho hầu hết phe cánh trong triều thế là văn võ bá quan quỳ gối, hô:

"Chúng thần tán thành! Kính mong bệ hạ mau chóng lập tân Thái Tử."

Lê Hiến Tông nghe xong cực kỳ tức giận, bởi trong những đứa con, hắn vẫn nghiêng về Trưởng Tử Lê Tuân, bởi đã trưởng thành, có chính kiến riêng, xử lý chính vụ có một tay. Vụ việc 'thích mặc áo hoa, thích sát mẹ đẻ' sau này khi hắn thượng vị tra được đó là do các người anh em sắp đặt, muốn gián tiếp qua đó khiến Thánh Tông thất vọng đời sau mà phế hắn, nhưng chung quy đã muộn, trở thành một vết nhơ không thể tẩy. Còn ba đứa còn lại là Lê Tuấn, Lê Thuần và Lê Dung đều chưa tròn 16, quá nhỏ, thượng vị sợ là ngoại thích chuyên quyền, trầm giọng:

“Chuyện này để về sau hãy bàn!"

Thế nhưng sức khoẻ không tốt, ai cũng biết, nếu ngôi Thái Tử chưa định, sợ khi bệ hạ lâm bệnh dễ rơi vào tranh đoạt đẫm máu, kiên trì dập đầu:

"Chúng thần kính mong bệ hạ gia mau chóng lập thái tử!"

Lê Hiến Tông nhìn ai nấy gương mặt mang theo vẻ thà chết không từ, biết nếu không cho quần thần một câu trả lời chắc chắn, khó mà kết thúc, thở dài:

"Vậy chúng ái khanh nghĩ xem lập ai là phù hợp."

Nguyễn Hữu Vĩnh bước ra:

"Thưa bệ hạ, từ xưa đến nay lập Trưởng xong mới lập thứ, An Vương Lê Tuân là phù hợp."

Lâm Hoài Bá Lê Đạt Chiêu cung kính:

"Thưa bệ hạ, An Vương khi nhỏ ám sát mẹ ruột, rơi vào tội Bất Hiếu, đức độ không xứng ngôi Cữu ngũ chí tôn. Uy Vương Lê Tuấn từ nhỏ đã hữu dũng hữu mưu, từng dẹp tan giặc cỏ ở vùng Cao Bằng, xứng đáng kế thừa đại thống."

Thái sư Đào Cử lắc đầu:

"Thưa bệ hạ, Uy Vương tính tình táo bạo, nhưng lại là con có hạ phi, thân phận kém tôn quý, thần nghĩ Túc Vương Lê Thuần thông minh, hiếu học là phù hợp."

Các phương thế lực đều thể hiện ra mục tiêu của mình, Lê Hiến Tông thu hết vào tầm mắt, xong thấy Bùi Xương Trạch vẫn im lặng, cười:

"Bùi ái khanh, khanh nghĩ ai thích hợp ngôi Thái tử."

Lời vừa ra, mọi người đều nhìn về Bùi Xương Trạch, bởi lời này kết hợp với sự kiện âm thầm ban Thánh Chỉ triệu Thông Vương về kinh khiến mọi người sợ rằng bệ hạ sớm có tuyển lựa. Bùi Xương Trạch bước ra:

"Thưa bệ hạ, theo thần việc lập trưởng lập thứ không quan trọng, Thái Tử văn võ song toàn có thì tốt không có cũng không sao, điều quan trọng nhất là hiểu được đạo đế vương 'vật tất kỳ dụng'. Mà bệ hạ là người hiểu rõ nhất, bệ hạ chọn lựa ai lên ngôi Thái Tử, thần cũng nguyện hết sức phò tá, giúp cho giang sơn Đại Việt càng thêm giầu đẹp."

Lời vừa ra, ai nấy ánh mắt khác lạ nhìn sang, còn Lê Hiến Tông trong lòng vui sướng, nhưng gương mặt vẫn đạm nhiên nói:

"Ái khanh thấy Tứ Hoàng Tử Lê Dung có phù hợp."

Bùi Xương Trạch đáp:

"Thưa bệ hạ, Tứ Hoàng Tử từ nhỏ đã trốn học, quen đến Hoa lâu tửu phường, bất học không thông, không phải ứng cử viên."

Lê Hiến Tông ánh mắt không khỏi loé lên kinh ngạc, xong nhanh chóng thu hồi, trầm giọng:

"Ý chúng ái khanh, trẫm đã biết, nhưng việc lựa chọn người kế thừa đại thống không thể qua loa. Trẫm muốn cho chúng cùng nhau thực hiện giám quốc, thông qua biểu hiện mà lựa chọn. Chúng ái khanh thấy sao?"

Bá quan văn võ biết bệ hạ đã quyết, đồng thanh:

"Bệ hạ anh minh!"

Sau khi Lê Hiến Tông khuất, các phe phái vội tiến tới chào hỏi Bùi Xương Trạch, hẹn uống rượu ngâm thơ, Bùi Xương Trạch ho khan, đáp:

"Thật xin lỗi chư vị đồng liêu, Bùi mỗ bị cảm nhẹ không thể uống rượu, xin để hôm khác. Thật xin lỗi."

Nói xong cũng vội vã rời đi. Mà đám người Nguyễn Hữu Vĩnh, Lê Đạt Chiêu và Đào Cử nhìn nhau xong hừ lạnh rời đi...