Xuyên Về Thời Lê Hỗn Quân Phiệt

Chương 31: Thu phục

Hắn tên thật là Trần Doãn Phúc, cha là Trần Doãn Hữu - con trưởng của Tả Tướng Quốc Trần Nguyên Hán. Năm xưa ông nội chứng kiến cảnh dân chúng lầm than, lại thấy được Lê Thái Tổ mang dáng dấp minh chủ, vượt qua ngàn dặm đường, mang theo những binh sĩ cuối cùng của Thánh Dực quân đầu nhập. Văn thao võ lược khiến Lê Lợi vô cùng coi trọng, ông nội không phụ lòng mang theo 1000 người và 1 con voi đánh Tân Bình, Thuận Hóa; lấy ít địch nhiều, chiến công vang dội. Tiếp theo trận Xương Giang, thây chết đầy đồng......Công lao chỉ đứng sau Lê Lợi (1), được ban cho quốc tính.

Khi đất nước thái bình, ông nội một lòng phò tá, nhưng việc công quá lớn cộng thêm không đổi sang họ Lý, khiến Thái Tổ nghi ngờ. Tránh hiềm nghi, ông nội từ quan về ở ẩn tại Hoắc Xa (nay thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội), và duy trì thông lệ 2 năm vào chầu 1 lần.

Nhưng số trời đã định, ngôn quan đàn hoặc kể tội, bị Thái Tổ gọi vào kinh, ông nội thanh giả tự thanh không sợ, mang theo toàn bộ gia quyến lên đường, khi gần tới đích thì thuyền bị đắm và chết.

May mắn, sớm lường được kết cục, ba người con được cận vệ mang theo chạy trốn. Cuối cùng chỉ có cha hắn Trần Doãn Hữu trốn vào rừng Thần nên sống sót.

Cay đắng nhất, nhà Lê cáo buộc sợ tội tự sát, chín năm sau bị đưa vào đề thi Đình châm chọc. Kể cả Thánh Tông cao thượng, minh oan và tặng phong tước cho hàng loạt công thần bị oan như Lê Sát, Phạm Văn Xảo, Nguyễn Trãi…còn ông nội hắn không ai dám nhắc, và luôn bị coi như tội nhân. Và đến nay chỉ cần có thông tin về hậu nhân của dòng dõi nhà Trần, Cấm Vệ quân sẽ ra tay. Cái chết của cha mẹ hắn 3 năm trước đây còn rõ ràng trong mắt, trước khi lâm chung cha hắn trầm giọng:

[Con phải vì cha lấy được Thiên hạ, nếu không cha dù chết ở dưới suối vàng cũng không thể nhắm mắt]

Hắn biết việc này khó khăn nhưng không thể trái, sau khi suy tính lên đường vào Quảng Nam, giúp Hải 'lú' thành lập trại Tân Kỳ. Nhưng từ khi bin Thông Vương cho quân phá, lại chứng kiến Quảng Nam thay đổi, trong lòng hắn dồn dập câu hỏi vì sao.

Đang miên man, một giọng nói trầm thấp:

"Haha. Thật khó nhận ra vị quân sư tài ba lại có mặt này."

Phúc 'nghẹo' rút bên người đoản đao, cùng bánh pháo hoa, nghi hoặc:

"Đừng giả thần giả quỷ nữa, mau ra đây."

Đại Lâm trong trang phục đen kín, cười:

“Chủ nhân ta muốn gặp ngươi, hãy theo ta một chuyến.”

Phúc ‘nghẹo’ hỏi:

"Chủ nhân ngươi là ai?"

Đại Lâm lắc đầu:

"Đến rồi biết."

Sau đó một tay tiến tới bả vai muốn nắm lấy, không ngờ Phúc 'nghẹo' bộ pháp nhanh nhẹn, tránh né, gằn giọng:

"Đại Tông Sư, vậy ta biết chủ nhân ngươi là ai. Thật vô sỉ."

Dù chưởng lực không phải toàn bộ, nhưng cũng tương đương cửu phẩm, vậy mà Phúc 'nghẹo' chỉ lục phẩm có thể né, chưa kể dưới chân chi chít gai nhọn, cửu phẩm dính cũng suy giảm công lực, Đại Lâm cười:

"Quả nhiên ngươi dấu rất sâu. Thân pháp hình thành từ trong trốn chạy cửu tử nhất sinh mà ra. Ta muốn xem thân phận thực sự của ngươi là ai."

Xong đánh tới, Phúc 'nghẹo' bắn lấy pháo hoa báo hiệu xong toàn lực đón đỡ, dần dần bộ kiếm pháp Trần gia thể hiện hoàn mỹ. Đại Lâm ánh mắt dị sắc, lại nghe bước chân từ xa gần lại, than:

"Đi thôi."

Xong vỗ mạnh khiến Phúc 'nghẹo' thụ thương, ném lên vai biến mất. Khi Hải 'lú' dẫn người tới trống trơn, quát:

"Lục sục đảo cho ta. Ai tìm được quân sư, thưởng 10 lạng bạc và 1 cô gái."

Tiền và gái dụ hoặc, cả đám hứng khởi, nhưng hành động đó vô ích, bởi Đại Lâm đã có mặt trên thuyền, kèm theo Trần Long cùng Trần Bắc Hàn.

*

Trong một căn phòng giam ẩn ướt, Phúc 'nghẹo' dần dần dậy, khi còn chưa kịp định thần thì một cú đá mạnh đạp tới. Trần Bắc Hàn gằn giọng:

"Haha, cuối cùng ngươi cũng ngày này. Đồ lòng lang dạ sói."

Phúc 'nghẹo' im lặng, Trần Bắc Hàn càng điên tiết, đánh tới tấp, quát:

"Lỳ này! Ông cho mày chết."

"Nuôi cò cò mổ mắt."

Nhưng đánh đến khi mỏi mệt, Phúc 'nghẹo' vẫn im lặng, Trần Bắc Hàn thở dốc ngồi bên, nói:

"Sao ngươi không đánh lại."

Phúc 'nghẹo' nhẹ giọng:

"Nói đúng lên có gì để phản bác nữa đâu."

Trần Bắc Hàn bật cười: "Haha, thú vị." Xong cả gian phòng lại rơi vào trầm mặc. Không rõ thời gian qua bao lâu, cửa được kéo ra, một lính mang một thùng cơm tới, nhìn Phúc 'nghẹo' nói:

"Đây là đồ ăn của ngươi còn Trần Bắc Hàn đi theo ta."

*

Không lâu, Trần Bắc Hàn được dẫn vào một căn phòng, vừa vào đã thấy Trần Ngọc Nhi có mặt, kích động chạy lại, ôm lấy:

"Huhu. Cha tưởng không được gặp lại con nữa. Con tháng này thế nào? Có khổ không."

Ngọc Nhi cũng sụt sùi, đáp

"Cha, con gái cũng nhớ người."

Xong vừa ăn vừa chậm rãi kể về những gì đã xảy ra, một câu Vương gia tốt, hai câu Vương tốt.

Khi cả hai ăn xong, Quốc mới chậm rãi tiến vào, cả hai cung kính:

"Thảo dân, tham kiến Vương gia."

Quốc phất tay:

"Ngồi đi."

Thấy cả hai an vị, Quốc tiếp:

"Bản Vương hỏi lại lần nữa? Hai ngươi có nguyện ý bán thân, thành người của bản phủ không."

Cả hai đồng thanh:

"Chúng thảo dân nguyện ý."

Quốc hài lòng:

"Tốt. Nghỉ ngơi cho khoẻ và tranh thủ viết thư khuyên nhủ thân tín trên đảo, đợi khi quân bản vương đánh Cù Lao Chàm, thực hiện 'trong ứng ngoại hợp'. Bản Vương muốn ít tổn hại nhất, dù sao đều là con rồng cháu tiên.

Khi Cù Lao Chàm bình định xong, Trần Bắc Hàn, ngươi quay lại, tiếp tục duy trì giao thương với Chiêm và Xiêm La. Lần này dùng muối làm vật dẫn để trao đổi các thứ theo yêu cầu.

Còn Trần Ngọc Nhi lấy danh nghĩa tư nhân, thành lập thương đội, mở cửa hàng, phụ trách giao du cùng người Thượng và người Môn."

Cả hai đồng thanh:

"Nguyện ý vì Vương gia phân ưu."

Hương cũng có mặt, dẫn hai người đi.

*

Không lâu, Phúc 'nghẹo' có mặt, Quốc cười:

"Ngồi đi."

Phúc 'nghẹo' gật đầu, Quốc tiếp:

"Ngươi nghĩ Trần Nguyên Hãn sao phải chết?"

Phúc 'nghẹo' trong lòng rung động, đáp:

"Thảo dân ngu dốt, mong Vương gia chỉ giáo."

Quốc cười:

"Tả Tướng Quốc có tài, nhận ra Thái Tổ có tướng như Việt Vương Câu Tiễn, học Phạm Lãi mang Tây Thi ở ẩn, nhưng sai lầm khiến chết 1 cách oan ức đó là chưa dám bỏ đi chấp niệm [Đổi họ]. Mà ngươi thử nghĩ xem, Tả Tướng Quốc vui hay buồn khi con cháu vì trả thù lên kế hoạch lật đổ nhà Lê."

Nhìn Phúc 'nghẹo' trầm mặc, Quốc tiếp:

"Tả Tướng Quốc sống dưới thời giặc Minh đô hộ, hiểu sâu sắc tình cảnh [Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn; Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”]. Nên khi Thái Tổ vừa dựng cờ khởi nghĩa đã theo về, bởi Tả Tướng Quốc biết rõ một triều đại có thịnh ắt có suy. Về sau Thái Tổ giết Trần Cảo, cũng không ngăn cản, bởi điều Tả Tướng Quốc mong mỏi chính là đất nước thái bình thịnh thế. Đó cũng là tâm của tướng lính Đông A học theo gương Hưng Đạo Vương. Tiếc thay khi đó Thái Tổ cao tuổi, bị lũ gian thần che mắt."

Dưới sự phân tích thấu đáo, cùng tư tưởng ngu trung của Nho giáo, Phúc 'nghẹo' đáp:

"Mạng này của thảo dân có thể vì Vương gia sai sử. Chỉ mong Vương gia giúp thảo dân diệt sạch hậu duệ những kẻ nịnh thần, và khôi phục minh oan cho Tả Tướng Quốc."

Quốc gật đầu:

"Tốt, bản vương hứa sẽ xin bệ hạ minh oan và phong tước cho Tả Tướng Quốc. Còn hậu duệ những kẻ nịnh thần đó, bản vương sẽ cho địa chỉ, ngươi tự mình trả thù mới lý thú nhất. Từ nay ngươi chính là Lý Hữu Phúc. Còn Trần Hữu Phúc kia đã chết."

Phúc 'nghẹo' dập đầu:

"Tiểu nhân tham kiến Vương gia."

Quốc cười lớn:

"Haha."

P/s: (1) Dựa theo thứ tự trong Hội Thề Đông Quan..