Xuyên Về Thời Lê Hỗn Quân Phiệt

Chương 26: Kế hoạch Thi Đua Ái Quốc (2)

Quốc hài lòng:

“Còn vấn đề cuối, chúng ta cùng thảo luận. Theo báo cáo bản vương để Lan Hương điều tra thì gần như 90% người trong Thừa Tuyên mù chữ, trong số người biết chữ chỉ chỉ có 1% người biết chữ Nôm. Như vậy với sự phát triển càng ngày càng nhanh thì nhân lực thiếu rất trầm trọng. Các ngươi nghĩ chúng ta muốn dùng chữ viết để dậy cho dân chúng nên dùng chữ gì?”

Lương Đắc Bằng đáp:

“Thưa Vương gia, cha ông chúng ta ngay từ thời Sĩ Nhiếp đã sáng tạo ra chữ Nôm để lưu giữ truyền thống văn hoá, sau này khi dành độc lập cùng với sự phát triển của các triều đại thì chữ Nôm dần hiện hiện rõ ràng, với hàng loạt tác phẩm nổi tiếng như Quốc Âm thi tập.....Dù không thể phủ nhận rằng chữ Nôm chỉ là việc mượn, dùng chữ Hán để ghi âm tiếng Việt, nhưng hạ quan thấy việc giảng dậy chữ Nôm, thể hiện phần nào tự hào dân tộc.”

Nghe xong, Quốc ánh mắt càng thêm thưởng thức người huynh trưởng kết nghĩa này, bởi tới thế kỷ 18, tầm nhìn này mới được người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ chính thức hóa bằng hàng loạt văn bản. Quốc thấy không ai ý kiến nữa, trầm giọng:

“ Đã ai từng nghe về chữ Khoa Đẩu không?”

Toàn bộ nhìn nhau xong lắc đầu, Quốc căn cứ những gì đã đọc trong sách “Cuộc hành trình đi tìm chữ Việt cổ” của nhà giáo Đỗ Văn Xuyền, giảng giải:

“Tổ tiên chúng ta có nguồn gốc từ những người cổ xưa, di cư từ Châu Phi trong khoảng 60000-30000 TCN tới. Nổi bật với nền văn hóa Hòa Bình. Gọi là cư dân cổ Đông Nam Á. Sau đó lần lượt do biến động của nước biển dâng cao, nhấn chìm những vùng đất màu mỡ ( Vịnh Bắc Bộ ngày nay), cư dân cổ phải di chuyển lên vùng Động Đình, Dương Tử định cư vào khoảng 5300 năm TCN. Dưới sự dẫy dỗ của Viêm Đế Thần Nông đã xây dựng nên văn hóa Lương Chử và Thạch Gia Hà. Sau đó khoảng 4000 năm TCN, nơi đó xảy ra hạn hán, Viêm Đế Đế Minh dẫn toàn bộ lui xuống vùng Lĩnh Nam và nước ta ngày nay. Người sinh ra Lạc Tổ. Lạc Tổ kết hôn với Mẫu Tổ u Cơ sinh ra người Việt.

Còn người Hoa Hạ hình thành khá muộn, khoảng hơn 4500 năm TCN, khi người Khương (cư dân Bắc Á có gốc Trung Á xâm nhập Bắc Đông Á) xâm nhập đồng bằng sông Hoàng Hà, hòa huyết với người Việt cổ, sinh ra Tổ tiên người Hoa Hạ. Khi đó Viêm Đế Thần Nông đã không còn tồn tại. Mốc thời gian này cũng tương ứng với truyền thuyết về Hoàng Đế, ông đã đánh Xi Vưu tại trận Trác Lộc, đây là mốc thời gian hình thành người Hoa Hạ. Do ngôn ngữ Khương nghèo nên người Hoa Hạ đã dùng tiếng Việt thành chủ thể của tiếng nói vương triều. Có thể nói người Họa Hạ uống sữa người Việt, nói tiếng Việt mà phát triển.

Nhưng Thịnh suy là lẽ thường tình, tới khoảng 2200 năm TCN, người Hoa Hạ vào thời Tần đã đánh chiếm xuống vùng Nam Đông Á của tộc Việt. Tới năm 43 SCN, thì người Việt chính thức rơi hoàn toàn vào vòng lệ thuộc dưới ách đô hộ của người Hoa Hạ. Người Hoa Hạ có thể rất dễ dãi với người Cao Ly, người Phù Tang nhưng liên tục nhăm nhe và không bao giờ từ bỏ ý đồ thôn tính hoàn toàn người Việt: Mã Viện, Sĩ Nhiếp lệnh thu hết sách vở chở về Lạc Dương? Thu hết trống đồng và cấm nói chữ Khoa Đẩu? Sau này giặc Minh cũng học theo? Các ngươi biết tại sao không, bởi một điều đơn giản là họ muốn che đi sự sợ hãi của riêng mình, sợ hãi sự thật phơi bày.

Chưa kể họ còn sáng tạo huyền sử muốn tráo khái niệm Viêm Đế chính là Thần Nông ( Thực ra Viêm Đế chỉ là hiệu xưng, Thần Nông là Viêm Đế đời thứ nhất), vẽ lên huyền sử về ý thức hai Tổ: Viêm Hoàng. Để thể hiện tinh thần thống nhất nguồn gốc của hai tộc người khác biệt tại Bắc và Nam Trung Quốc, trong đó Viêm Đế là Tổ của tộc Việt, và Hoàng Đế là tổ của tộc Hoa, với mục đích sâu xa nhằm đồng hóa người Việt.”

Tính trên bình diện toàn thế giới, Việt Nam là những có tinh thần dân tộc cao nhất, nên không ai bảo ai, toàn bộ đồng thanh:

“Mong Vương gia giảng dậy phổ cập chữ Khoa Đẩu.”

Quốc thở dài:

“Bản vương nói với các người, để các ngươi biết và hiểu đúng. Đừng như ai đó bản vương từng gặp, hiểu sai Việt – Hán sang Hán – Việt , xong nêu cao khẩu hiệu [Giữ gìn trong sáng tiếng Việt, tránh bị đồng hóa], mà đòi bỏ đi 70% từ. Nếu nói bị Hán - Hóa thì như như người Oa, ngôn ngữ ccó 27% vay từ Hán trong đó 10% nguyên bản giữ người Hán Nghe hiểu và 27% này chữ giữ nguyên dùng chữ Hán để viết. Mặt khác, chúng quá rắc rối và phức tạp, không thể sử dụng cho thời đại của chúng ta.”

Lương Đắc Bằng cung kính:

“Thưa Vương gia, đó là chữ viết của ông cha chúng ta, không dùng được cũng phải dùng. Hạ quan xin lập quân lệnh trạng, trong 5 năm phổ biến chữ Khoa Đẩu ra toàn quốc, không hoàn thành nguyện dùng mạng để tạ tội.”

Xong liên tục dập đầu máu tóe ra trên trán, Quốc khuyên không được phải ra hiệu cho Đại Lâm đỡ dậy, tiếp:

“ Chữ Hán là từ chữ Khoa Đẩu của người Việt chúng ta thoát thai thành, chúng ta tại sao không thể sử dụng. Coi chúng nó như nô bộc, làm không công giúp chúng ta hoàn thiện chữ Khoa Đẩu. Chúng ta nghiên cứu đó là để chứng minh chữ Khoa Đẩu là gốc của người Việt, chúng ta mang tính chính danh là được.”

Cả đám cuối cùng cũng biết được ý cay độc của Quốc, đồng thanh:

“Cảm tạ Vương gia! Vương gia đại tài.”

Giải thích xong, Quốc hài lòng:

“Vương phủ sẽ lấy danh nghĩa Triều đình xây dựng Trường Chu Văn An, thuê giáo viên giảng dậy tại thành Quảng Nam, xây dựng 50 lớp học, mỗi lớp 20 người. Trẻ em từ 6 tuổi – 12 tuổi bắt buộc đi học, bao ăn 2 bữa thuê. Còn với người cao tuổi, mở các lớp Bình Dân Học Vụ vào buổi tối. Văn bản, nghi chép và nói chuyện dậy toàn bộ bằng chữ Quốc ngữ. Đối với ai muốn học thêm chữ Hán, chữ Nôm có thể xin dậy thêm vào cuối tuần."

Lê Trung nghi hoặc:

“Chữ Quốc ngữ? Thứ cho hạ quan ngu dốt không biết đó là thứ gì?”

Quốc vẫy tay, Quỳnh nhanh chóng mang lên 1 bảng chữ cái, xong nói:

“Thưa các vị, chữ này đọc là chữ A, đây đọc là Ă, đây đọc là Â, chữ này là chữ Bờ…Thuộc xong bảng chữ cái, muốn viết 1 văn tự, ta chỉ cần ghép chúng lại, ví dụ thành Quảng Nam, chúng ta ghép vần như sau: Quờ..u..a..ng…uang. Quờ uang Quang, hỏi Quảng. N..a…m…am..N…am…Nam. Khác với chữ Hán và chữ Nôm là chữ tượng hình, chữ Quốc ngữ là chữ nghi thanh.”

Phạm Ôn đáp:

“Cái này thần kỳ a. Bởi nếu thực hiện như trên thì tất cả các âm tiết chúng ta phát âm đều có thể ghép vần mô phỏng lại từ 29 chữ và 5 dấu thanh. Sau này cần gì dùng chữ Hán, chữ Nôm.”

Lương Đắc Bằng trầm tư:

“Chữ Hán và chữ Nôm có đặc điểm riêng, nó rắc rối phức tạp nhưng cũng có nét đẹp, ví dụ như Chữ An 安 tạo thành từ chữ nữ 女 đặt dưới bộ Miên 宀. Ngụ ý người đàn ông muốn yên ổn thì trong nhà chỉ nên có một người phụ nữ, hoặc để người phụ nữ ở yên trong nhà. Nhưng với chữ Quốc ngữ chúng ta phải thêm một từ nữa như tâm( an tâm), lòng( an lòng) mới có nghĩa. Làm mất vẻ đẹp vốn có của chữ."

Quốc cười:

" Một chữ tượng hình, một chữ nghi thanh. Có ưu điểm và hại riêng, khó mà tránh khỏi. Chúng ta sau này buôn bán rất nhiều cùng người Minh, Oa, cộng thêm thay đổi một thành trì rất dễ nhưng 1 phương rất khó, nên quan lại vẫn theo hệ thống cũ, dùng chữ Hán, chữ Nôm ghi chép, nhưng khi hổ biến chính lệnh cho dân thì dùng Quốc ngữ sẽ có lợi thế hơn nhiều.”

Cả đám gật đầu, bàn luận thêm 1 lúc, cả đám lục tục rời đi, nhưng ai cũng hứng khởi tràn đầy, bởi họ biết, nếu kế hoạch [Thi đua Ái Quốc] thành, thì Thăng Bình hay cả đất Quảng Nam sẽ thay da đổi thịt...