Phế Nhân Cũng Đổi Được Mệnh

Chương 4: Hình Mẫu Người Chồng

“ Các con ăn đi kẻo nguội, cha rửa tay rồi vào luôn đây”. “ Vâng!” – Hai đứa trẻ hô to. Đáng lý là Lan Ngọc đã được ăn ở chùa nhưng cô biết hôm nay được về thăm cha nên cô chưa ăn gì, đợi về nhà ăn những món mà cha co nấu. Là đàn ông thật nhưng Diệp Khang rất biết chuyện bếp núc, từ khi lấy vợ về anh luôn sẵn sàng vào bếp, dù là bếp ga bếp điện, hay hiện tại là bếp củi anh đều biết nấu. Người này xưa nay vốn đã hiếm. Chưa kể nấu ăn anh cũng nấu rất ngon, vì thế nên cái Quán anh dựng lên ở chân núi luôn đông khách. Người ta vừa đến ăn để ủng hộ vì biết hoàn cảnh gà trống nuôi con của anh, vừa đến vì những món ăn dân dã mà rất ngon. Họ vẫn thầm trêu có lẽ lúc trước anh làm bếp trưởng của tổng thống cũng nên. Mỗi lúc như thế anh chỉ cười cười.

Trở lại Nam Phong, hắn thầm cảm ơn hôm đó hắn đã chạy đi, để bây giờ hắn có cơ hội được đi học, được tiếp xúc với những người tốt hiếm có này, có lẽ không còn nhiều người như vậy. Nhìn bên cạnh một cô gái tuy nhỏ hơn hắn 1 tuổi, rất ngoan, lễ phép, và có lẽ cô cũng rất hiểu biết. Người xưa vốn có câu: “Chọn vợ thì xem tông”. Ý nói con gái có đảm đang lễ phép hay không thì đến nhà xem cha mẹ, nhìn người cha ứng xử và dạy dỗ thì sẽ biết được con cái của họ có thành người hay không. Câu này quả luôn đúng. Ngày nay không ít bậc cha mẹ chỉ vì ham kiếm tiền, con cái không biết cách dạy dỗ, chỉ biết quát tháo, việc nhà thì luôn chừa lại cho vợ, về đến nhà là gác chân xem ti vi đợi cơm, ăn xong lại vùi mặt vào cái điện thoại cho đến hết ngày. Vợ cũng đi làm nhưng về vẫn phải cơm nước phục vụ, những người đàn ông để cho người phụ nữ mình vất vả liệu có phải người đã trưởng thành chín chắn. Thay vào đó dạy dỗ con cái làm bài tập, cùng vợ đi cafe cuối tuần hâm nóng tình cảm, tham gia những lớp học về tài chính để mưu cầu làm giàu và về thăm cha mẹ mỗi dịp ngày nghỉ lễ. Đời nam nhi phải sống để làm thay đổi cục diện xã hội, không thay đổi được toàn bộ ,thì hãy thay đổi được 1 phần của nó. Làm cái gì to lớn. Quan trọng là phải có ước mơ. Lan man trong đống suy nghĩ chả biết từ đâu, Nam Phong bị Lan Ngọc chọc nách.

“Anh làm gì mà ngẩn ra thế, ăn cơm đi kìa, hay là phải bón” Cô bé trêu chọc. “ Em không cần cha bón từ lúc bé xíu rồi nhé”.

Biết là bị trêu, Nam Phong cười cười cho đỡ ngại. “Anh đây cũng lớn rồi nhé nhóc, anh mà cần bón à, anh chấp em ăn trước đấy chứ, chưa biết ai ăn xong trước đâu nha.”

“Ăn từ từ thôi 2 đứa kẻo nghẹn bây giờ, không nhai kĩ là đau bụng đấy, ăn xong đi rồi cha có chuyện muốn nói với 2 đứa đây”.

Vừa ăn vừa nghĩ không biết có chuyện gì, Nam Phong tặc lưỡi, ăn xong tính tiếp. Hắn cầm cái đùi gà gặm lấy gặm để. Chốc chốc lại hãm lại để đỡ bị cười là ăn như chết đói. Thật là ăn cũng khổ chứ không phải dễ.

Đợi mọi người ăn xong cơm, Diệp Khang bắt đầu câu chuyện:

“Lan Ngọc, như cha đã có lần nói, cha sẽ cho con đi học ở dưới chân núi, học lớp Tiểu học Sơn Dương mà mấy lần cha dắt con qua chơi với các anh chị ở đấy rồi đấy.”

Lan Ngọc reo lên: “ Yeh Yeh, con được đi học, con được đi học, mà đi luôn chứ cha ? Con thích đi học, thích tập viết, tập tô” Nhớ lại những quyển tập tô mà cha cô thi thoảng xuống dưới núi mua cho cô, tập nào cô cũng tô đủ các màu sắc. Chữ thì cũng được lấy cành khô vẽ lên đất mỗi khi được các thầy trong chùa dạy. Trong lòng cô vui lắm.

“Nam Phong, cháu sẽ học cùng lớp với Lan Ngọc, chú đã nhờ Sư thầy nói giúp với cô giáo ở dưới đó, ngày mai 2 đứa sẽ đi học, lát nữa theo chú đi mua ít đồ dùng học tập nhé.”

Nam Phong cũng bất ngờ, được đi học ngay? Hắn có mơ cũng không ra, chắc chả mấy ai nư hắn 33 tuổi đầu vẫn không biết cái cảm giác bồi hồi của buổi khai giảng đầu tiên là gì, trong lòng cười khổ, nhưng giờ hắn không hiểu sao chú Diệp Khang lại tốt với một người không quen như hắn. Hắn thầm nhủ sẽ cố gắng để sau này giúp đỡ được mọi người và trả ơn người đàn ông cao thượng này. Vì hắn biết, ông cũng chỉ đi săn bắt, giờ thì có quán ăn tuy có chút ít qua ngày nhưng cũng không phải dư dả để cho 2 đứa nhỏ đi học, vì đi học trung bình mỗi đứa bây giờ cũng giá 2 triệu/tháng, nào là tiền ăn, tiền xây dựng, tiền khen thưởng, đủ các loại tiền. Con mình đi học đã đành, đứa ở đâu ra cũng cho đi học cùng, chắc kiếp trước hắn sống không bạc nên kiếp này được giúp đỡ chăng.

“Cháu cảm ơn chú, khi đi học về cháu sẽ giúp chú dọn dẹp và rứa bát ở quán ạ” .

“Rất có trước sau, rất biết điều, có ơn phải trả, không muốn nợ nần, thằng này thật thú vị quá đi.” Haha. Diệp Khang cười rồi xoa đầu 2 đứa trẻ. “Quyết định thế nhé, đi học chịu khó học cho tốt nha, có gì khó khăn ở lớp thì báo lại với cô, còn không thì về báo với cha nhé, bây giờ ở nhà dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị quần áo, lát nữa làm hàng ăn sáng xong ở dưới quán thì cả nhà đi chợ mua đồ dùng học tập nha.”

“Vâng” 2 đứa nhỏ đáp lại.

“À mà Nam Phong đừng đi lại nhiều nhé, để vết thương còn liền, tí về chú thay băng cho. Cha đi đây, chú đi nhé”. Nói xong Diệp Khang dời đi. Nam Phong dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, Lan Ngọc nhìn theo cũng hùa vào cùng làm, cô cũng thấy anh trai này khá lễ phép, lại biết làm nhiều việc hơn những bạn cô đã gặp ở trên chùa hay ở lớp, cô thấy có gì đó thoải mái, thân thiết...