Nghịch Thiên Hành

Chương 12: Sơ khởi Phong Vân Môn (Thượng)

“Cậu ấy trông bảnh quá.” “Là người mới à.” “Cậu ấy sẽ ở giường cạnh tớ đấy.” “A vào rồi.”

Trở lại phòng, Diệp Vân hít sâu một hơi, nói: “Chào các bạn, tớ là Diệp Vân. Rất mong được chỉ giáo.”

“Đừng nói những lời khách sáo thế. Cậu tên là Diệp Vân à?” “Cậu bao nhiêu tuổi?” “Cậu đến từ đâu vậy?”

Mấy đứa trẻ nhiệt tình hỏi thăm, Diệp Vân hết bỡ ngỡ, nhanh chóng làm quen được với bọn chúng. Mấy đứa cùng bằng tuổi nhau, tính cách cũng thân thiện nên rất dễ hòa đồng. Chẳng mấy chốc mà đã thân mật gọi tên nhau. Trong đó có một cậu bạn mập mạp, mặt béo tròn tên là Hạ Vỹ Khuê. Một cậu người cao da ngăm đen, tên là Lương Văn Thạch, một cậu tóc xoăn người người loắt choắt tên là Nguyễn Thái Hòa. Người còn lại thì cao gầy, tên là Vũ Thành Dư. Diệp Vân còn biết thêm là, ở đây còn có một cậu bạn nữa cũng bằng tuổi mình, nhưng lúc này không có mặt.

Giường của Diệp Vân nằm ở cạnh Thái Hòa. Đây là cái giường duy nhất còn trống. Cậu đặt đồ đạc của mình lên cái tủ nhỏ bên cạnh, trải chăn chiếu ra rồi nằm xuống. Cảm giác đến lúc này vẫn còn nâng nâng khó tả. Cứ như vậy mình đã trở thành đệ tử một đạo môn rồi sao? Mấy cậu bạn kia rộn ràng một lúc rồi cũng đặt lưng nghỉ trưa. Diệp Vân lúc này mới lôi cuốn sách hướng dẫn nhập môn ra đọc.

Diệp Vân mệt mỏi ngủ thiếp đi mất. Đến khi tỉnh lại thì đã quá hai giờ chiều.

“Người mới à?” Trước mặt là một cậu thiếu niên cao một mét mốt, mặt mũi tuấn tú, với vẻ tự tin, ngạo nghễ hỏi.

Hẳn là người bạn cùng phòng còn lại đây sao. Diệp Vân dụi mắt cho tỉnh hẳn, nói: “Tớ là Diệp Vân. Cậu tên gì thế.”

“Ngô Kinh.” Cậu bé thốt ra một cái tên. Ánh mắt vẫn hiếu kì nhìn Diệp Vân hỏi: “Đằng ấy bao nhiêu tuổi vậy?”

“Mười.”

“Vậy là cùng tuổi à. Ăn gì mà lớn thế?” Ngô Kinh nói.

Diệp Vân lắc đầu cười khổ, Diệp Vân cao đến một mét bốn, dáng người tập võ nên rất rắn rỏi.

“Tớ có tên mà. Có thể không gọi bằng đằng ấy được không?” Diệp Vân nói. Ngô Kinh cười hắc hắc, gục gặc.

“Ừ. Mà giờ đâu phải kì tuyển sinh nhỉ sao lại có học sinh mới tới thế?” Ngô Kinh hỏi.

“Tớ được xét duyệt vào.”

“Ân, thì ra là CNDK à.” Ngô Kinh gật đầu hiểu ra.

“Cái gì là CNDK” Diệp Vân khó hiểu. Ngô Kinh cười: “Là con nhà điều kiện, chỉ cậu đấy.”

“Thế đằng ấy đã tu luyện đến cảnh giới nào rồi” Ngô Kinh tiếp tục thắc mắc.

“Cảnh giới nào là sao?” Diệp Vân không hiểu.

“Thì Đề Khí, Luyện Khí đó. Cậu không biết sao?” Ngô Kinh ngạc nhiên.

Diệp Vân lắc đầu chưa từng nghe qua.

“Thế cậu đã Khai Linh chưa?” Ngô Kinh nghi hoặc. Diệp Vân cũng không biết Khai linh là gì.

“Bộ không phải cậu đến từ gia tộc tu luyện hay sao?” Ngô Kinh cảm thấy kì lạ, hỏi mấy cái đơn giản mà Diệp Vân cũng không biết.

“Thật ra nhà tớ không có tu đạo.”

“À.” Ngô Kinh cười nhếch mép, một số nhà giàu có thường nhân cũng hay gửi con em mình theo học đạo như vậy, những người này hoàn toàn không có xuất thân tu đạo. Ngô Kinh có vẻ khinh thường khi nghe Diệp Vân nói như vậy. Cậu ta không hỏi thêm gì nữa, trở về giường của mình, ngả lưng rút một cuốn sách ra đọc.

Diệp Vân cảm giác mình còn hiểu biết nông cạn quá, cái gì cũng không biết cả. Bèn lấy cuốn sách hướng dẫn ra đọc thật kĩ, lúc nãy nó mới đọc được một chút thì mệt quá mà ngủ quên mất.

Phong Vân học viện là một trường học dạy tu Tiên Đạo, là một bộ phận của Phong Vân môn. Phong Vân môn có hai hệ đệ tử, một là ngoại môn, một là nội môn. Học sinh của Phong Vân học viện là ngoại môn đệ tử. Phong Vân học viện có ba cấp học: Nhập Môn, Phổ Thông và Thực Tập Sinh. Nhập môn: đào tạo học sinh những tri thức cơ bản về thế giới tu luyện, cung cấp phương pháp tu đạo và rèn luyện kĩ xảo tu đạo. Phổ Thông: Nghiên cứu Đạo ở trình độ cao hơn, vận dụng đạo thuật, đạo pháp nâng cao, được học về một nghề nghiệp của thế giới tu đạo. Thực Tập Sinh: thực tập tại các ban của Phong Vân môn, được thực hành các công việc trong thế giới tu đạo dưới dạng các nhiệm vụ.

Nội môn đệ tử hoàn toàn khác với ngoại môn, đây là lực lượng nòng cốt của tông môn. Khi trở thành nội môn đệ tử, thì suốt đời phải phục vụ tông môn, không được thay lòng, đổi lại tông môn sẽ cung cấp tài nguyên tu luyện, bảo vệ đệ tử của mình, tạo điều kiện cho họ tiến xa trên con đường tu luyện. Còn ngoại môn đệ tử thì sau khi xuất môn không còn ràng buộc gì nữa, (mặt khác ngoại môn đệ tử thì phải đóng học phí mới được theo học).

Mục tiêu của Diệp Vân là tiến xa trên con đường tu đạo để có thực lực tìm ra kẻ thù, cho nên nó nhất định phải trở thành nội môn đệ tử.

*

* *

Đạo chi phối mọi lĩnh vực trong đời sống hiện nay, là chân lí của mọi sự vật hiện tượng, quy luật trên thế giới này. Khởi nguồn của Đạo học là Triết, nhờ có nghiên cứu triết học mà con người mới lí giải được về bản thân và thế giới, mới thấy được các quy luật, các chân lý bên trong nó, và vận dụng những quy luật, chân lý này để cải biến con người và thế giới, từ đó mới hình thành nên việc tu đạo.

Tu đạo phát triển làm cho triết học phát triển, đi sâu vào bản chất thực sự của mọi sự vật hiện tượng, không ngừng bổ sung cái mới, không ngừng truy tới tận cùng của chân lý. Mỗi người tu đạo đều là một triết học gia, và những thành tựu của thế giới tu luyện đã chứng minh được vai trò to lớn của triết học.

Ngày nay, không nghi ngờ gì nữa, triết học là môn học chính và bắt buộc ở mọi nhà trường. Tuy nhiên, người phàm tự thân có những giới hạn nhất định mà không thể lĩnh ngộ hết được chân lí, triết học của phàm nhân chỉ là một chút da lông bên ngoài của Đạo. Một đời người chưa đầy một trăm năm, làm sao có thể hiểu hết được chân lý tạo thành trăm hàng tỉ năm của thế giới?

Trong tu luyện, không có giới hạn nào cho tri thức cả, tâm trí ngươi lớn đến bao nhiêu, thì lĩnh ngộ lớn bấy nhiêu. Và chỉ có nhở tu luyện, mới có thể vượt qua giới hạn của phàm nhân: thể chất, tinh thần, tư duy và tuổi thọ để lĩnh ngộ được chân lý của vũ trụ. Ở trong các tu Tiên môn phái, song song với việc dạy tu luyện, việc nghiên cứu Đạo cũng rất được chú trọng.

Chương trình học ở Phong Vân học viện đối với ngoại môn đệ tử gồm ba phần: tu luyện, tri thức, và học nghể. Tu luyện là phương pháp tu đạo, kĩ xảo và đạo thuật. Tri thức về Triết học, Toán học, Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội, và Khoa học Kĩ Thuật, trong đó triết học là môn chính.

Cuối cùng, học sinh sẽ được học một nghề nào đó như: Luyện đan, chế tạo phù khí, chăn nuôi linh thú, trồng linh dược, … Sau khi tốt nghiệp, ngoại môn đệ tử hoàn toàn có thể bằng những kiến thức và kinh nghiệm của mình để lao động trong xã hội, đệ tử từng học trong các trường tu đạo, luôn được xã hội coi trọng hơn rất nhiều so với trường bình thường.

Diệp Vân đã trở thành ngoại môn đệ tử, bắt đầu từ Nhập Môn. Mỗi năm vào dịp tháng ba, Phong Vân môn mở cửa chiêu sinh. Trong ba tháng tiếp theo, học sinh sẽ được làm quen với môi trường tu đạo, vẫn thường gọi là “Ba tháng tạp dịch”. Đó cũng là một khóa học, rèn luyện tâm tính cho đám nhỏ, mặc dù nói là làm tạp dịch phải cuốc đất trồng cây, thổi lò luyện dược, chăm sóc linh thú, nhưng chủ yếu là tham quan mà thôi, không thực sự vất vả lắm đâu. Sau khi hoàn thành khóa học này, học sinh được lựa chọn cho mình một hệ yêu thích trong sáu hệ: Luyện Bảo, Đan Y, Trận Pháp, Phù Đạo, Linh Thú, Linh Thảo. Bởi vì được làm quen trước công việc của mỗi hệ, cho nên học sinh có thể chọn cái nào phù hợp với mình nhất. (Diệp Vân là một ngoại lệ, không phải làm tạp dịch, được nhà trường lựa chọn hệ cho, liệu có phải là đặc quyền của Đệ tử danh dự không?)

Giờ đang là tháng chín, các lớp học Nhập Môn mới cũng đã học chính thức hơn ba tháng. Đối với nhập môn, có tất cả năm khóa học. Thời gian học Nhập Môn trung bình là bốn năm, nó là thời gian cần thiết để học lần lượt tất cả các môn. Tuy nhiên cũng không nhất thiết phải học theo trình tự như vậy, mỗi năm đều có mở lớp mới, học sinh tùy theo trình độ của mình mà có thể theo học bất cứ lớp nào từ năm nhất đến năm thứ tư.

Diệp Vân hoàn toàn không có cơ sở gì về tu đạo, tất nhiên là phải bắt đầu từ lớp nhập môn năm nhất rồi. Lớp học này đã khai giảng được ba tháng.

Diệp Vân lần đầu tiên đi học. Nó mặc bộ đồng phục được phát lên người, cảm thấy rất hợp. Dù sao thân hình nó cũng phát triển hơn đồng lứa không ít, nên mặc vào rất vừa vặn.

Môn đầu tiên Diệp Vân học là triết học, lớp học này cũng mới mở hai tháng. Diệp Vân nhanh chóng tìm được lớp của mình. Là một lớp của tân sinh năm nhất. Trong lớp cũng chỉ có hơn ba chục học sinh, tuổi còn nhỏ hơn Diệp Vân, dáng người cũng so với nó bé hơn nhiều, Diệp Vân lại ngồi bàn đầu, tự nhiên một mình nổi bật. Bọn trẻ đối với sự xuất hiện của Diệp Vân cũng không có gì lạ, việc học sinh các lớp thay đổi cũng là chuyện bình thường đối với hình thức học này, ngẫu nhiên một vài học sinh học đi học lại một môn cũng không phải là hiếm.

Bảy giờ đúng, Đạo sư bước vào lớp. Là một nữ đạo sư xinh đẹp, bề ngoài chỉ mới hai mươi, mặc đạo bào có ống tay dài thêu họa tiết đặc trưng của Phong Vân môn màu lục. Các học sinh đồng loạt chào đạo sư. Bài giảng hôm nay nói về bản chất và hiện tượng của sự việc. Đạo sư trẻ tuổi bắt đầu giảng thế nào là bản chất, thế nào là hiện tượng, còn học sinh bên dưới thì chăm chú nghe giảng, tiếp thu được bao nhiêu thì ghi chép bấy nhiêu.

Diệp Vân lần đầu tiên đến lớp, cũng không biết phải chuẩn bị những gì. Chỉ một mực ngồi không mà nghe. Tô đạo sư giảng rất tâm đắc, thấy học sinh chuyên chú lắng nghe ghi chép thì rất hài lòng. Duy chỉ có một đứa ngồi bàn đầu, từ đầu đến cuối cũng không có bất cứ giấy bút gì, bộ dạng như cưỡi ngựa xem hoa, thì không vui. Bèn kêu Diệp Vân đứng lên hỏi: “Từ đầu buổi đến giờ, những gì ta nói trò hiểu được không?”

Diệp Vân lễ phép đáp: “Thưa đạo sư hiểu hết ạ.”

Tô đạo sư khóe môi khẽ nhảy một cái, cho là Diệp Vân nói khoác, những vấn đề này khá khó lại nói hiều hết, cho dù học qua rồi học lại, thì cũng không dám chắc có thể hiểu hết được. Liền nói tiếp: “Vậy giờ ta kiểm tra xem trò hiểu như thế nào. Trước hết phân biệt cho ta giữa bản chất và hiện tượng. Và lấy một ví dụ.”

Diệp Vân dõng dạc trả lời: “Thưa đạo sư. Bản chất là tổng hợp những mặt, những thành phần, những mối liên hệ tất nhiên và ổn định bên trong sự vật và quy định sự vận động và phát triển của sự vật. Còn hiện tượng là biểu hiện bên ngoài của bản chất.

Ví dụ như Bản chất của vật chất là các hạt và sự liên kết giữa các hạt, còn hiện tượng là trạng thái bên ngoài của chúng.”

Duy Đạo sư gật đầu, đây là những điều mà nàng đã giảng, một học sinh chuyên chú liền có thể ghi nhớ chứ chưa chắc đã hiểu, nàng hỏi tiếp: “Trò lấy một ví dụ thực tiễn gắn với vấn đề mà trò vừa nêu xem.”

Diệp Vân đáp:

“Khi ta đun khối băng trên ngọn lửa. Ta thấy hiện tượng bên ngoài của nó là lửa làm băng tan. Còn bản chất bên trong là do sự thay đổi của nhiệt độ làm thay đổi các liên kết các hạt bên trong băng, từ đó khiến băng từ thể rắn chuyển sang thể lỏng.”

Duy đạo sư bất ngờ, không nghĩ Diệp Vân có thể hiểu được sâu sắc như thế, có phần khen ngợi. Liền sau đó nàng hỏi thêm nhiều vấn đề nữa, Diệp Vân đều đáp được tất, thì lấy làm kinh ngạc. Đứa nhỏ này chưa từng thấy đi học qua, mà mọi lý giải của nó đều rất sâu sắc, thậm chí còn mang màu sắc của cá nhân nó.

Nguyên lai, trước kia Diệp Vân ở nhà, từng có đọc qua nhiều sách, đối với sách văn hóa triết học đặc biệt yêu thích qua, lại được gia sư dạy học thông hiểu kiến thức văn hóa phổ thông. Nó từng có suy nghĩ trở thành một học giả, tất nhiên là phụ thân nó không cho phép điều này. Bây giờ những kiến thức ấy giúp nó gần gũi với việc học ở đạo môn hơn.

Duy đạo sư đối với việc giảng dạy mấy cái lý thuyết này cho bọn trẻ con có chút nhàm chán. Nhưng nàng thân là nội môn chấp sự, đây là công việc của Tông môn phân phó, nên phải làm chiếu lệ. Chỉ là không ngờ có một đệ tử, có năng lực lĩnh ngộ đáng kinh ngạc, nàng nói một hiểu mười, làm cho việc giảng dạy của mình thêm phần hứng thú.

Các học sinh khác thấy Diệp Vân đối đáp với đạo sư trôi chảy thì rất ngưỡng mộ. Bọn chúng đối với những lý luận được học, trên lớp chỉ lĩnh ngộ được một phần mười. Về nhà nghiên cứu đọc sách, cũng chỉ hiểu được năm phần, năm phần còn lại phải trải qua thời gian dài mới hiểu. Còn Diệp Vân, đạo sư vừa nói đã hiểu, lại còn có những kiến giải riêng của bản thân. Điều đó đáng khâm phục đến bực nào.

Tô Duy Á biết Diệp Vân lần đầu học đạo qua thì càng kinh ngạc, càng thêm tận tâm chỉ cho nó những kiến thức cũ. Diệp Vân có kiến thức cơ sở trong đầu, liền đem hết những nội dung trong vòng mấy tháng học của lớp tân sinh này lĩnh ngộ. Ngộ tính mạnh mẽ khiến cho Tô đạo sư phải cảm thán, đồng thời cũng mừng như bắt được vàng, trong lớp có một học sinh xuất sắc như vậy làm cho nàng có hứng thú để dạy. Nhất là đối với những đệ tử xuất sắc, thành tựu sau này sẽ tiến xa. Đào tạo nên một đệ tử tốt, thì đối với tông môn cũng là một cống hiến lớn.

___..