Xuyên Về Thời Lê Hỗn Quân Phiệt

Chương 48: Phủ Kiến Vương (cầu đề cử, ủng hộ)

"Bệ hạ long thể bất an, mọi người nghĩ là ai thích hợp nhất?"

Nguyễn Văn Lang đáp:

" Vương gia, người đây là muốn hại hạ quan ư. Bệ hạ là quân, hạ quan là thần, sao dám nhận xét sau lưng bệ hạ."

Lê Sùng cười:

"Nghĩa Quận Công cứ nói, việc hôm nay bản vương đảm bảo ngoài bốn người chúng ta thì có trời biết đất biết. Chẳng lẽ, Nghĩa Quận Công coi bản vương là kẻ tiểu nhân?"

Nguyễn Văn Lang cúi đầu:

"Vương gia minh giám, hạ quan không có ý đó."

Thấy thế, Lê Sùng cầm bầu rượu rót cho mình một chén đầy, nâng cao nói:

"Khi bản vương 15 tuổi, bị ngã xuống Tây Hồ, lúc đó Nghĩa Quận Công đi qua và cứu giúp, từ đó bản vương sớm coi Nghĩa Quận Công như chú bác trong nhà. Chén này bản vương xin uống cạn, cảm ơn Nghĩa Quận Công lần nữa."

Nguyễn Văn Lang đáp:

"Thưa Vương gia, điều đó là điều hiển nhiên hạ quan phải làm."

Sau đó Lê Sùng chỉ cười nhẹ, liên tục tự uống mấy lần, bầu không khí nhất thời ngưng trọng, Nguyễn Văn Lang biết mình hôm nay không thể không tỏ thái độ, trầm ngâm tiếp:

"Theo thế cục hiện nay ngôi vị chỉ còn là sự cạnh tranh giữa An Vương, Uy Vương và Tự Vương. Xét về thế lực ủng hộ thì tương đối cân bằng. Theo hạ quan thấy vấn đề hiện nay chủ yếu còn phụ thuộc vào hai yếu tố: Sĩ phu Bắc Hà cùng chọn phe của gia tộc Bùi Thị. Chỉ cần chiếm được ủng hộ của một trong hai thì ngôi vị Thái Tử còn cách 1 bước chân."

Lê Sùng gật đầu, bởi năm xưa phụ vương khi cạnh tranh ngôi báu cùng Hiến Tông đã rất khéo chiếm được sự ủng hộ của nhóm sĩ phu Bắc Hà, điều thất bại chẳng qua là họ ngoại yếu thế. Nhưng dù vậy, việc này phần nào cũng giúp phụ vương tránh cuộc trừ khử mà Hiến Tông nhằm vào các hoàng thúc. Cũng như tự do thưởng ngoạn không bị hạn chế, hắn và Lê Oanh vẫn được Tôn Nhân phủ đề cử quan tước. Nghĩ đến đây, quay sang Nguyễn Kim, cười:

"Không biết An Thanh Hầu nghĩ thế nào?"

Nguyễn Kim đáp:

"Thưa Vương gia, theo hạ quan thấy việc này dù là ai thượng vị đối với Vương gia đều là bất lợi. Vương gia nên chú trọng vào thu liễm quang mang, tránh bị người nắm được điểm yếu."

Lê Sùng nhíu mày:

"Tại sao?"

Nguyễn Kim nói:

"Từ xưa tới nay Hoàng quyền là vô tình. Bệ hạ nhớ lời căn dặn của Thánh Tông cùng lo sợ quan lại ý kiến nên không ra tay với Kiến Vương, nhưng đời sau rất khác, nhất là ngoài An Vương đi lại gần thì cả Uy Vương, Tự Vương, Thông Vương không có thiện cảm với Vương phủ."

Ba người đều bất ngờ trước câu nói này, Lê Sùng cười:

"Bản vương đạ tạ lời nhắc nhở của An Thanh Hầu."

Xong nhìn qua bên, Lê Oanh hiểu ý, nói:

"Hôm qua trong cung truyền ra việc Hiến Tông triệu kiến Tự Vương gần 3 canh. Sáng nay Tự Vương sau khi nhận chiếu chỉ thành lập Túc Vệ Quân, đã lập tức tìm Thông Vương, sợ là Bùi Thị đã ngả bài. Còn đám sĩ phu Bắc Hà sau vụ việc phụ vương, cả đám bị bệ hạ gõ rất nhiều, để thuyết phục đám đó đứng đội là rất khó, nhất là Lễ Bộ Thượng Thư Vũ Hữu lại là người của bệ hạ."

Lê Sùng tiếp:

"Theo thông tin trên thì sợ Tự Vương thượng vị đã là điều chắc chắn. Bản vương ngu dốt, xin hai người chỉ bảo để đạt được lợi ích lớn nhất."

Nguyễn Văn Lang đáp:

"Anh hùng không thể qua ải mỹ nhân, Tự Vương chưa có chính thất, chúng ta có thể vận dụng lực lượng để bệ hạ sớm ban hôn, qua đó sắp xếp thành người của chúng ta, gián tiếp giám sát cùng bầy tỏ thiện ý."

Lê Sùng nói:

"Ngươi đã có nhân tuyển."

Nguyễn Văn Lang lắc đầu:

"Hạ quan chưa có nhưng đề cử Vương gia nên chọn người ở đất Lôi Dương, nơi rồng cuộn hổ ngồi, Tuyên Tổ Trịnh Hoàng Thái Hậu ( mẹ vua Lê Thái Tổ), Phạm Hoàng Thái Hậu ( mẹ vua Lê Thái Tông), Nguyễn Kính Phi ( vợ vua Thánh tông) đều là người nơi đó. Vương gia có thể nhờ Thứ phi ( Trịnh Thị Tuyên, mẹ Lê Oanh) tìm kiếm."

Lê Oanh cười:

"Việc này hoàng huynh để hoàng đệ, mẫu phi có người cháu họ Trịnh Thị Loan nổi tiếng xinh đẹp, hoàng đệ tin Túc Vương sẽ không thể tránh."

Lê Sùng gật đầu, vốn tưởng việc xong, thì Nguyễn Kim lên tiếng:

"Nếu chỉ vì leo lên quan hệ Tự Vương, chắc hẳn Vương gia không gọi chúng hạ quan tới."

Lê Sùng bật cười:

"Quả nhiên là An Thanh Hầu, hôm nay bản vương gọi hai người đến để giúp bản vương nghĩ cách khiến Bản Vương thượng vị. Năm xưa, Hiến Tông đã cướp ngôi phụ Vương, bản vương phận làm con cần phải giải mối ưu phiền cho người."

Thấy sắc mặt cả hai biến đổi, Lê Sùng tiếp:

"Yên tâm, bản vương sớm đã chuẩn bị chu toàn, giờ chỉ cần gió Đông là được?"

Nguyễn Văn Lang trầm ngâm, nhẹ giọng:

"Thưa Vương gia, nếu hạ quan đoán không sai thì gió đông mà Vương gia nói là sự ủng hộ của họ Nguyễn Gia Miêu của chúng hạ quan."

Lê Sùng cười:

"Đúng vậy, không biết Nghĩa Quận Công và An Thanh Hầu có thể giúp bản vương phân ưu."

Nguyễn Văn Lang và Nguyễn Kim nhìn nhau, đáp:

"Thưa Vương gia, hướng đi trong họ trước nay do tộc trưởng quyết định, nên Vương gia muốn thuyết phục cần phải tìm Hằng Quận Công chứ không phải hạ quan."

Lê Sùng trần giọng:

"Bản Vương từng nhiều lần dò hỏi nhưng Hằng Quận Công chỉ chịu nghe lời khi Hoàng Thái Hậu đồng ý, mà hai ngươi cũng biết điều đó là không thể, nên bản vương phải tìm cách khác, đó là để Hằng Quận Công biến mất, một trong hai người thượng vị."

Nguyễn Văn Lang cười khổ:

"Dù Hằng Quận Công mất nhưng vẫn còn các con trai. Chúng hạ quan là dòng thứ khó mà chen vào."

Lê Sùng nói:

"Bản Vương sẽ sắp xếp Hằng Quận Công trước khi chết sẽ để lại di thư bổ sung. Còn mấy đứa con trai của Hằng Quận Công đều là lũ vô dụng, nếu chúng không an vị thì bản vương cũng tiện tay tiễn chúng đi đoàn tụ sớm cùng phụ thân."

Nguyễn Văn Lang biết Lê Sùng đây là cờ đi thế hiểm, đáp:

"Vậy Hạ quan xin Vương gia nâng đỡ An Thanh Hầu."

Nguyễn Kim giật mình:

"Thưa bác, tại sao là cháu?"

Thấy Lê Sùng và Lê Oanh cũng hiếu kỳ, Nguyễn Văn Lang nói:

"Trong thế hệ trẻ họ Nguyễn chỉ có An Thanh Hầu tài giỏi đủ chèo trống, qua đó giúp đỡ Vương gia một cách tốt nhất."

Nhân sự đã định, Nguyễn Văn Lang nhẹ giọng:

"Hạ quan đã đứng trên thuyền cùng Vương gia, không biết Vương gia định tiến hành thế nào?"

Lê Sùng cười:

"Bản Vương muốn học Thánh Tông năm xưa? Bọ ngựa bắt ve, chim sẻ rình sau lưng.

Vua Nhân Tông thượng vị khi còn nhỏ, Tuyên Từ Hoàng Thái Hậu buông rèm nhiếp chính, việc này ban đầu rất tốt nhưng để củng cố quyền lực cho con trai, Tuyên Từ Hoàng Thái Hậu đã mưu hại rất nhiều công thần, cắt giảm chức tước, khiến nhiều người bất mãn. Lê Nghi Dân nhân việc đó thuyết phục được rất nhiều quan viên ủng hộ như Lê Đắc Ninh, sau đó tiến hành Binh biến Diên Ninh, thành công thượng vị. Khi đó Thánh Tông sớm biết chậm rãi xem thế cục tìm cách tiến hành. Nếu các quan kịp cứu giá thì sẽ xông vào phân chia chén canh, còn không thì án binh bất động, mặc cho Lê Nghi Dân đăng cơ. Bởi Thánh Tông biết dùng binh biến thượng vị sẽ bị phản đối.

Đúng như tính toán, Lê Nghi Dân bị các huân cựu giết, Thánh Tông đàng hoàng thượng vị."

Trầm ngâm, tiếp:

"Túc Vương có điểm yếu là đứa con hoang với nô tỳ, bản vương sẽ cho người giết chết, Tự Vương kẻ trọng tình nghĩa sẽ bị sốc nặng, kết hợp với thể chất yếu đuối sẽ chết yểu, không ai có thể nghi ngờ. Khi đó còn An Vương và Uy Vương.

An Vương dù là con trai trưởng nhưng thượng vị không thể, bởi hành động mặc áo con gái, đầu đột giết mẹ, và nhất là ngoại thích Nguyễn Gia Miêu quá lớn, quan viên quân đội và nhóm Sĩ phu. Tự Vương mất chắc chắn sẽ truyền cho Uy Vương. Mà Uy Vương con thứ phi chắc chắn Hoàng Thái Hậu sẽ chất vấn, tìm người thay thế, khả dĩ nhất là Lã Côi Vương.

Hai con hổ đấu, dù ai thắng đều lộ ra yếu điểm. Bản Vương ở sau màn, mượn nhờ lực lượng nhóm sĩ phu điều hướng dư luận, đạo nghĩa, biến thành hôn quân. Để khởi nghĩa nông dân bùng nổ.

Đợi có thiên thời, địa lợi và nhân hoà, Bản Vương sẽ ra một đao, khiến dòng dõi của bệ hạ diệt tuyệt. Khi đó không còn ai, với ủng hộ của thế tộc trong Nam Nguyễn Gia Miêu - Trịnh Thuỷ Chú kết hợp với nhóm Sĩ phu Bắc Hà, bản vương sẽ thượng vị."

Dù vài chỗ còn mơ hồ nhưng cả Nguyễn Văn Lang và Nguyễn Kim ánh mắt đều kính nể, đây là đi một bước tính ba bước, cung kính:

"Hạ quan chúc Vương gia làm nên cơ nghiệp."

Lê Sùng hài lòng, tới tờ mờ sáng bữa tiệc mới kết thúc.

p/s: Tối còn 1 chương..