Xuyên Về Thời Lê Hỗn Quân Phiệt

Chương 18: Khôi phục thành Thăng Bình

“Người của mình. Cứu viện đã tới.”

“Haha. Được cứu rồi. Ta không phải chết.”

Do nắm được tình báo, nên Trần Phong hiểu được tâm trạng đám người này, đợi cả đám bình tĩnh, mới ngước mắt nhìn lên, hét lớn:

“Mau mở của thành. Đây là quân của Thông Vương tới tiếp quản.”

Đồng thời giơ lên chiếu chỉ và ấn tín. Lê Hoàn căng mắt xem, khẽ thở phào. Bởi tin Thông Vương muốn đến, sớm truyền cách đây mấy tháng, hắn loáng thoáng biết. Thật không ngờ nhanh tới vậy. Dù các quan viên trước đây đối với Quốc đánh giá là kẻ hữu danh vô thực, bất tài, nhưng Lê Hoàn dưới sự giáo dưỡng của cha, biết một vị hoàng tử mà dám từ bỏ xa hoa tới vùng chó ăn đá gà ăn sỏi này, lòng không thua Thái Tổ. Chưa kể, dù có tệ bạc, thì cũng là người Hoàng gia tọa trấn, cho thấy triều đình vô cùng coi trọng Quảng Nam, nơi đây sẽ an toàn hơn trước. Nghĩ vây, Lê Hoàn cao giọng:

“Mau mở cửa thành.”

Binh lính trai tráng nghe lệnh, vội di rời gỗ và củi mục. Lê Hoàn cùng Lê Trung dẫn toàn bộ bước ra, cung kính:

“ Tham kiến Thông Vương.”

Quốc từ trên xe bước xuống, cười:

“Đứng lên đi, sau này còn cần các ngươi giúp đỡ nhiều.”

Lê Hoàn đáp:

“Giúp đỡ Vương gia là trọng trách của chúng thần, dù nhảy vào dầu sôi nước bỏng, chúng thần cũng cam lòng.”

Trầm ngâm, tiếp:

“ Vương gia đường xá xa xôi. Dân chúng trong thành làm tiệc tẩy trần trong phủ, mong Vương gia không chê.”

Quốc gật đầu:

“ Mà quân doanh ở đâu, để bản vương cho quân lính đồn trú. Mặt khác tìm chỗ trống, bố trí cho lưu dân ở lại, sau họ là một phần của phủ Thăng Bình.”

Lê Hoàn ngượng ngùng:

“Thưa Vương gia, quân doanh đã bị phá. Còn trong thành chỗ nào cũng trống.”

Dứt lời, vội kể lại những chuyện gần đây. Quốc nghe xong, thở dài:

“ Trần Phong.”

“Có tiểu nhân.”

“Ngươi tìm bãi đất phẳng, cạnh sông, dựng doanh trại, cho mọi người nghỉ ngơi.”

“Vâng.”

“Trịnh Long, Lan Hương.”

“Có.”

“ Dẫn dân chúng, tìm một khu đất cạnh cửa thành nghỉ lại. Trai tráng đi đốn củi, dựng nhà, thu gom phế phẩm. Phụ nữ, nấu cháo. Mai chúng ta bàn tiếp.”

“Vâng.”

Sắp xếp xong, Quốc quay ra nhìn Lê Hoàn:

“Dẫn bản vương tới phủ, có chuyện muốn bàn riêng.”

Lê Hoàn gật đầu. Quốc cùng Đại Lâm theo dẫn dắt đi tới phủ sứ.

*

Phủ thành chủ, trên bàn tiệc đã có những món ăn dân giã như gà luộc, cá rán, rau xào cùng canh, không xa hoa nhưng vô cùng phong phú. Lê Hoàn thấy sắc mặt Quốc trầm ngâm, thấp thỏm nói:

“Tiệc rượu sơ sài, mong Vương gia không trách tội”

Quốc cười:

“Vùng biên cương để có bữa cơm no đã khó, cộng thêm nơi đây vừa bị cướp qua, bàn tiệc như này là tựa ngàn vàng. Bản vương xúc động vô cùng.”

Lê Hoàn đáp:

“Đa tạ Vương gia thông cảm.”

Quốc tiếp:

“Bản vương không quá câu lệ, ngồi xuống đi. Vừa ăn chúng ta vừa chậm bàn.”

Dứt lời, cầm con gà xé lấy cái đùi cắn 1 miếng. Đám người Lê Hoàn thở phào an vị. Qua ba chén đầu, Quốc nói:

“Theo tin bản vương có, sau khi Hiến Sát sứ ty chết, thì đám quan lại và quý tộc đều đã chạy mất?”

Lê Hoàn gật đầu:

“Vâng, bọn chúng là một lũ tham sống sợ chết. Nổi loạn vừa hiện, đã theo đường biển, mang gia quyến cùng tài sản rời đi. Nếu tất cả ở lại đồng tâm hiệp lực thì đám phỉ kia sao có thể phá được cổng thành. Còn dân chúng trải qua cướp bóc, hầu hết đã trốn vào trong rừng.”

Quốc trầm ngâm:

“Quan viên cũ đã không còn ai. Mặt khác, theo sắc phong, phủ Thăng Bình là đất phong, Quảng Nam sau này do bản vương toàn quyền quyết định. Trước khi bắt đầu, bản vương muốn ổn định bộ máy, Phạm Ôn giữ chức Đô Tổng binh sứ. Lê Hoàn – Lê Trung, sau này hai người phụ trách Tổng binh đồng tri và Tổng binh thiêm sự. Lương Đắc Bằng làm Thừa chính sứ ty (-nắm giữ sổ sách quân và dân). Lan Hương giữ Hiến sát sứ ty (- giữ chức trách đàn hặc tội lỗi của quan lại và thẩm xét tra hỏi việc hình ngục). Có ai phản đối không?”

Toàn bộ đồng thanh:

“Vương gia anh minh.”

Quốc cười:

“Tốt. Các quan viên khác, các ngươi tự mình tiến cử. Sau 2 tháng, bản vương sẽ thẩm tra và đánh giá lại.”

Xong nhìn sang Lương Đắc Bằng, nói:

“Huynh chuẩn bị kế sách, phối hợp Lê Trung, mang lương thực vào núi kêu gọi mọi người ra. Nếu họ sợ thì có thể bảo họ lập làng ở sát rừng núi, sau này có việc trọng dụng.”

Lương Đắc Bằng cười:

“Được, để huynh đi luôn.”

Quốc lắc đầu:

“Không vội, ổn định chỗ ở trong thành, 1 tuần sau bắt đầu. Huynh cứ chậm mà trù tính.”

Xong quay sang Lê Hoàn:

“Mà bọn giặc phỉ ở đây như thế nào?”

Lê Hoàn đáp:

“Thưa Vương gia, phần lớn thời gian bọn chúng sẽ trốn ở rừng sâu, chỉ khi tới vụ thu hoạch, hoặc phát hiện có thương đội mới xông ra. Không tính đám mới hình thành, thì trong trấn có 2 ổ phỉ tặc lớn và lâu đời. Trước đây nhiều lần tiễu trừ mà không được.”

Quốc gật đầu:

“Ừm, ngươi để người am hiểu, phối hợp Trần Long, liệt kê chặt chẽ cho bản vương tình báo từng nhóm. Đồng thời, cũng gửi thư Chiêu an, hẹn chúng trong 7 ngày phải ra trình diện, thì chuyện cũ bỏ qua, nếu không sẽ đem lính tới san bằng.”

“Vâng.” Lê Hoàn đáp.

Quốc cười:

“Chúng ta cùng uống cạn, để chúc mừng sự thành công, đưa phủ Thăng Bình xa hoa không kém Đông Kinh. Cạn ly.”

Đám người dâng cao và uống hết. Đến gần giữa đêm, Quốc dưới sự dìu của Đại Lâm về phòng nghỉ.

*

Ngày hôm sau, khi bình minh ló dạng, Quốc mặc bộ vải nâu bình dị, đứng trước Quảng trường. Phía dưới là đoàn người xếp kín. Quốc cao giọng:

“Xin chào toàn bộ mọi người, bản vương xin tự giới thiệu, bản vương là con trai thứ tư của Thánh Thượng, hiệu Thông Vương. Được lệnh giao cho toạ trấn nơi đây. Lời bản vương cũng không nói nhiều, mục tiêu biến Thăng Bình sánh ngang Đông Kinh. Và thi hành chính sách, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Dù biết hoàn cảnh khó khăn vô cùng, nhưng như một nhà hiền triết từng nói:

Không có việc gì khó,/Chỉ sợ lòng không bền./Đào núi và lấp biển,/Quyết chí ắt làm nên”

Toàn bộ hô vang:

“Quyết chí ắt làm nên! Quyết chí ắt làm nên!”

Lần đầu quy tụ nhân tâm, Quốc tương đối hài lòng, sau đó để Lương Đắc Bằng cùng Lê Hoàn thực hiện kế hoạch A. Trong đó, chia toàn bộ cư dân và binh lính thành 4 nhóm. Nhóm 1, vận chuyển vật tư, lương thực vào kho, nấu ăn. Nhóm 2, thu dọn đống đổ nát và sửa tường thành. Nhóm 3, đi đốn cây, thu nhặt nguyên vậy liệu. Nhóm 4, dựng khuôn nhà và dựng nhà.

Dù thiết kế nhà đất vốn quá quen thuộc từ lâu, nhưng Quốc dựa theo trí nhớ bổ sung vài công nghệ. Đầu tiên là chưa thể tìm được mỏ đá vôi chế tạo xi măng, Quốc thay thế bằng hỗn hợp sét nhào với cỏ khô, bên trong trộn lẫn cả đá và sỏi, kết dính tương đối chắc. Thứ hai, hệ khung bằng các thân gỗ lớn, ngoài kết nối bằng khấc, thì dùng thêm đinh tán, tăng cường sự chắc chắn. Thứ ba, mái phủ những phiến lá lớn, xong xếp gói tựa bên trên. Ban đầu tốc độ không quá nhanh, hai - ba ngày mới xong 1 ngôi nhà, nhưng Quốc rảnh rỗi cũng xắn tay tham dự, cộng thực hiện chuyên môn hoá(mỗi nhóm người chỉ thực hiện 1 công việc), tốc độ tăng dần. Sau hai tuần, một thành trì trù phú được hiện ra. Ban đêm, Quốc mở một bữa tiệc ngoài trời, khi mọi người quây quần bên đống lửa, Quốc cười:

“Chúng ta giờ đây ai cũng có cơm ăn, áo mặc, nơi ở. Tôi thay mặt triều đình cảm ơn mọi người đã đồng hành trong giai đoạn gian khổ nhất. Nào, cùng nâng ly vì một Quảng Nam tươi đẹp."

Dân chúng hô vang:

"Cạn, vì một Quảng Nam tươi đẹp! Thông Vương vạn tuế."..