Xuyên Về Thời Lê Hỗn Quân Phiệt

Chương 16: Đối thoại cha và con

“Hỗn trưởng, ta viết trong thư thế nào, ngươi không rõ ư, hay là lớn rồi muốn phản. Ngươi nay đi, ta chặt đứt chân của ngươi. Không đi đâu cả.”

Phạm Ôn mặt đỏ tía tai:

“Xưa phụ thân không phải bảo con đã là hùng ưng phải bay lượn trên trời cao. Giờ con muốn đi người lại cấm.”

Phạm Bá Tuấn trầm giọng:

“Ngươi đi Thuận Hóa, Đông Kinh….ta không cản. Nhưng Quảng Nam là nơi hiểm địa, giặc dã triền miên. Phạm gia hai đời độc đinh, nếu ngươi có mệnh hệ nào, ta xuống dưới vàng, làm sao dám nhìn mặt tổ tiên.”

Phạm Ôn đáp:

“Nhi tử muốn đi, phụ thân không thể cản.”

Phạm Bá Tuấn hừ lạnh:

“Muốn đi cũng được, nhưng trước lấy vợ, sinh quý tử.”

Xong liếc mắt cho đám hộ vệ:

“Đưa công tử xuống hậu viện. Canh chừng thật kỹ, không có lệnh của ta, không được thả.”

Đám người hầu nhanh chóng có mặt, rụt rè:

“Lão gia đã lệnh, hy vọng công tử không làm khó chúng nô tài.”

Phạm Ôn hừ lạnh:

“Hừ, ta có chân. Tự đi.”

Phạm Bá Quốc nhìn Phạm Ôn bóng người khuất, lẩm bẩm:

“Ôn nhi, khó lường nhất là Hoàng quyền. Gương xưa còn đó, Phạm gia an ổn chính là không dính tới. Sau này con lớn, sẽ hiểu lòng ta.”

*

Hậu viện, bữa tối được bưng lên, nhưng Phạm Ôn vẫn không thèm ăn, trầm ngâm luyện quyền. Phạm Khả khuyên nhủ:

“Công tử, người ăn chút gì cho đỡ đói, tránh hại thân. Còn việc không đi được, nô tài đã báo cho Lương công tử và Lê công tử, hai người cũng rõ, nói rằng Hữu duyện gặp lại.”

Phạm Ôn hừ lạnh:

“Ngươi cũng biết, ta trước có học chút Kinh Dịch, nay tự gieo cho mình quẻ, biết chuyến đi này muôn lợi không một hại. Bỏ lỡ sợ là sau này ta sẽ hối hận. Ngươi tin chứ.”

Phạm Khả là người hầu của Nguyễn thị ( - vợ Phạm Bá Tuân), cũng là người chăm sóc Phạm Ôn từ nhỏ, cũng biết công tử nhà mình làm việc đều ổn, đáp:

“Nô tài tin. Nhưng…”

Không đợi Phạm Khả nói xong, Phạm Ôn cắt ngang, nhỏ giọng nói. Phạm Khả sắc mặt liên tục thay đổi, đáp:

“Vâng. Nô tài vì công tử phụng mệnh.”

Thế là sáng hôm sau, một cuộc thay đổi diễn ra. Phạm Ôn hoá thân thành Phạm Khả, thuận lợi ra khỏi phủ.

*

Bên ngoài thành, ánh dương dần đi lên từ biển, Đại Lâm nói:

“Thưa Vương gia, chúng ta có thể xuất phát.”

Quốc nhìn về cửa thành, trầm ngâm:

“Không vội, đợi nửa tiếng nữa.”

Đại Lâm hiểu ý lui lại. Chẳng mấy chốc, khoảng thời gian đó cũng qua. Quốc thở dài, hô:

“Xuất phát.”

Đúng lúc này thì tiếng giọng nói vang lên:

“Lương Huynh, Lê Huynh, đợi đệ với.”

Phía sau một màn khói bụi mù mịt, Phạm Ôn xuất nhanh có mặt. Lương Đắc Bằng mỉm cười:

“Ta tưởng đệ không đến chứ.”

Phạm Ôn cười:

“Hai huynh đi đệ đâu dám không theo. Vừa bị phụ thân mắng 1 trận, nhưng đệ nói chí mình. Làm trai phải bay lượn, nếu không ru rú trong ổ, thì hùng ưng cũng quên mất cách bay mà trở thành gà. Cuối cùng phụ thân chấp thuận.”

Quốc biết Phạm Ôn trong lời nói đều là giả dối, nhưng cũng không vạch trần, cười.”

“ Đi thôi.”

Do mấy ngày nay nghỉ ngơi chỉnh đốn vô cùng cẩn thận, nên đoàn người khí thế hào hùng, tựa như một đội quân hùng mạnh tiến lên. Do vậy, hai bên đường có nhiều ổ cướp, cũng không ai ngu lộ đầu. Cả ba vui vẻ đàm luận trên trời dưới đất. Tài năng của Quốc khiến Lương Đắc Bằng và Phạm Ôn vô cùng nể phục, cảm thấy là quyết định đi theo Quốc là điều sáng suốt nhất cuộc đời, nhưng cả hai không hề hay, Quốc cũng ngạc nhiên không kém. Sở dĩ vậy là thời nay Nho đạo vẫn nặng, những vấn đề như trọng thương cực kỳ bị căm nghét, nhưng hai người thẳng thắn nói sai, ý tưởng Quốc nêu ra cũng dễ dàng tiếp thu. Quốc thấy gánh nặng có thể vơi bớt.

Ngoài ra hàng người dài quá gây chú ý, Quốc tách đoàn, còn đám lưu dân được Trần Long tách ra thành nhiều nhánh, thay phiên mà đi. Nhưng đội hình cũng được duy trì khoảng cách nhất đi.

*

Ròng rã nửa tháng trời dưới cái nắng và cơn gió Lào, ai nấy cũng đen sạm, thì dẫy Hoành sơn cũng hiện ra trước mặt, khi Quốc đang cảm thán sự hùng vĩ, nhớ về lời tiên tri “Hoành Sơn nhất đái, khả dĩ dung thân”, cũng là mục đích chuyển đi lần này. Phạm Ôn nói:

“Trước đây đệ từng đi nhiều lần. Nơi này vô cùng hiểm trở, đường đi khó khăn. Chúng ta di chuyển theo hình rắn trườn.”

Quốc gật đầu. Chẳng mấy chốc tất cả đã an toàn vượt qua. Khi đứng trên Đèo ngang nhìn mặt trời lặn, ánh hoàng hôn đỏ au, cảm nhận áp lực khi bỏ lại phía Bắc đằng sau, Quốc ngâm bài:

“Bước đến Đèo Ngang bóng xế tà,

Cỏ cây chen lá, đá chen hoa.

Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

Nhớ nước đau lòng, con cuốc cuốc,

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

Dừng chân đứng lại, trời, non, nước

Một mảnh tình riêng, ta với ta.”

Lương Đắc Bằng vỗ tay:

“Ha ha hiền đệ thơ thật hay. Nhất là câu nhớ nước thương nhà. Khiến chúng ta ngậm ngùi.”

Quốc cười trừ:

“Bài này do tiểu muội viết, đệ thấy đúng tâm trạng nên ngâm.”

Lương Đắc Bằng cũng không quấn quít vấn đề này, ánh mắt nhìn xa xăm.

*

Nghỉ ngơi một lúc, đoàn người tiếp tục khởi hành, nhưng khi tới một hẻm núi, bất thình lình một tên thanh niên mặc áo da hổ nhảy ra quát lớn:

"Đường này là ta mở, cây này do ta trồng…”

Còn chưa dứt lời, đã thấy Đại Lâm rút đao. Quốc đang buồn chán, thấy vậy bừng tỉnh, vội đẩy ra Đại Lâm bước tới:

“Huynh đệ, lăn lộc khổ a.”

Tên thanh niên cũng nhận ra hoàn cảnh, cất đao lại, cười trừ:

“Xin lỗi, lạc đường. Cáo từ.”

Quốc lắc đầu:

“Bản vương muốn hỏi, trời nóng thế này, ngươi khoác nó không nóng ư?”

Tên thanh niên thuận miệng:

"Thổ phỉ đều mặc như thế.”

Nói xong, biết mình lỡ lời, đáp:

“Ta lạc đường, thông cảm.”

Quốc nhìn sang Đại Lâm:

“Lưu lại hắn cho bản vương. Bản vương muốn cùng hắn dạ đàm.”

Đại Lâm gật đầu, nhìn lại, phát hiện kẻ kia chỉ là bát phẩm, sai Trịnh Hà - đồ đệ hiện đang Thất phẩm, nói:

“Đi đi.”

Trịnh Hà rút đao, hô:

“Hừ. Đứng lại cho ta. Ăn cha ngươi một đao.”

Tên thanh niên vừa leo lên sườn dốc, nghe vậy, nhảy xuống:

“Vô tri. Để ta cho ngươi mở mang kiến thức.”

Trịnh Hà cười:

“ Tới đi cháu trai, ta đảm bảo đơn đấu.”

Khi cả hai áp sát, ánh đao soàn xoẹt bắn ra tia lửa. Đồng thời bụi bay mù mịt. Quốc ngồi xem vô cùng thích trí, cười:

“ Làm tốt lắm. Mau bắt sống hắn cho bản vương,”

Trịnh Hà nghe được khen ngợi, biết đây là cơ hội lộ mặt trước Vương gia, có cơ hội giống sư phụ học được bí quyết, lập tức đem hết sở học làm ra. Nhưng hai mươi chiêu đã qua, Trịnh Hà dần cảm thấy không ổn, bởi vì những kẻ trước mặt, chỉ dùng ba chiêu đón đỡ, Trịnh Hà bắt đầu gấp, hét:

“Nhóc con, đừng làm rùa bò, ra đây đánh với ta.”

Tên thanh niên vẫn im lặng. Quốc ngồi trên xe, cười:

“Ngươi thấy tên kia thế nào?”

Đại Lâm đáp:

“ Căn cơ cực kỳ vững chắc. Hắn đang lựa chọn đánh tiêu hao. Tiếp tục, Trịnh Hà thua.”

Quốc nói:

“Đúng là kỳ tài. Không sợ kẻ địch vạn chiêu, mà chỉ sợ kẻ địch luyện 1 chiêu vạn lần. Ngươi đi bắt sống hắn cho bản vương.”

Đại Lâm gật đầu:

“ Vâng.”

Rất nhanh tên thanh niên đã bị tóm, miệng lẩm bẩm:

“Đại Tông sư, Đại Tông sư…”

Quốc thấy kẻ này không để ý chính mình, nhíu mày:

“ Vì cái gì làm thổ phỉ? Vì cái gì chặn chúng ta.”

Tên thanh niên muốn ngạo khí, nhưng nhìn thấy Đại Lâm ánh mắt sắc như rắn độc nhìn chằm chằm, đáp:

“Thảo dân tên Dần, họ Trần. Cha là Trần Đạo, quen làm việc thiện, thường cướp của người giầu, chia cho người nghèo. Đắc tội vô số người, nên khi gia phụ mất, thảo dân trốn vào gần núi, làm nghề đốn củi bán sinh sống qua ngày. Nhưng mấy ngày trước, mẹ bị ốm, cần tiền khám, nên bí quá làm liều?”

Quốc cầm dao gác lên cổ:

“Lời ngươi nói là thật?”

Trần Dần dập đầu:

“Thảo dân thề có trời có đất, thảo dân nói là đúng. Nếu các vị không tin, có thể theo thảo dân về nhà. Nhưng, mong Vương gia thứ tội.”

Quốc nhìn sang Trần Long:

“Đi xác nhận cho bản vương. Sai cho hắn về chầu trời.”..